Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất công “biến” thành đất ở?

Trong thời gian dài, từ khi chia lại ruộng đất (năm 1996 đến nay) nhiều diện tích đất trồng lúa, vườn tạp, đấu thầu và đất công ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã “biến” thành diện tích đất ở, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong thời gian dài, từ khi chia lại ruộng đất (năm 1996 đến nay) nhiều diện tích đất trồng lúa, vườn tạp, đấu thầu và đất công ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã “biến” thành diện tích đất ở, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo phản ánh của người dân thôn 5, xã Hạ Long về việc hàng loạt hộ gia đình là cán bộ thôn, xã và người nhà đã chiếm đoạt nhiều diện tích đất công, chuyển đổi đất sai mục đích, mua đi bán lại cho các hộ gia đình khác để trục lợi.

Đại diện cho các hộ dân, bà Đỗ Thị Hương bức xúc phản ánh: Gia đình bà đi làm kinh tế mới năm 1978, cùng trên 100 hộ dân ở cùng quê xã Liên Vị, huyện Yên Hưng theo Chỉ thị số 49/CT-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh. Năm 1996, thực hiện việc chia ruộng đất cho các hộ gia đình, mỗi nhân khẩu được 600 m2 đất ruộng. Ngoài diện tích ruộng được chia, còn lại là đất công xã Hạ Long cho người dân thầu để canh tác, khi Nhà nước sử dụng thì thu hồi để thực hiện các công trình phúc lợi, không đền bù diện tích này.

Người dân phản ánh nhiều diện tích đất công dọc tỉnh lộ 334 xã Hạ Long nay đã biến thành đất ở.

Từ đó, nhiều hộ gia đình, đa số là gia đình và người nhà cán bộ thôn, xã đã chiếm dụng làm thành đất của cá nhân, thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều đáng nói, có gia đình cán bộ xã đã bán hàng ha đất vườn tạp chiếm dụng trái phép, nay các hộ gia đình đã xây dựng nhà ở kiên cố được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sang nhượng cho nhiều người. Chính vì vậy, tại xã Hạ Long đã diễn ra việc lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật hết sức phức tạp. Hàng trăm hộ dân xây dựng nhà kiên cố trước đây là trên đất đấu thầu của UBND xã.

Người dân xã Hạ Long cho biết thêm, khi chia ruộng đất theo Nghị định 64-CP của Chính phủ, xã Hạ Long đã giữ lại 80% đất mặt đường tỉnh lộ 334 là đất công (5%), nhưng nay, gần hết diện tích đất này đã biến thành đất ở và nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng đất đai như: ông Lê Quang Huy, nguyên Chủ tịch UBND xã Hạ Long (giai đoạn 1978 - 1995). Thời điểm chia ruộng, gia đình ông Huy được xã Hạ Long giao 6.830 m2 đất ruộng (trong đó 1.170 m2 đất thầu 5% của xã) cùng với đất vườn tạp, ông Huy mua thanh lý tổng diện tích 10.691,6 m2 nay đã chuyển đổi, bán cho các hộ gia đình. Trên diện tích đất này, nay được cấp 11 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng nhà kiên cố.

Ông Lê Văn Khịt thôn 5 đã bán 2.140 m2 đất ruộng được xã Hạ Long chia năm 1996, nay các gia đình khác chuyển đổi thành đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, gia đình ông Khịt còn diện tích đất vườn tạp 3.749 m2 chuyển đổi thành đất ở nông thôn. Theo như quy định của huyện Vân Đồn, các hộ mua lại tài sản và đất nhưng không còn giấy tờ, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tối đa 400 m2/hộ gia đình (gia đình ông Khịt là trường hợp không còn giấy tờ mua bán gốc) nhưng ông Khịt đã được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái với quy định trên 5.000 m2 đất ruộng và vườn tạp.

Ruộng canh tác cùng đất đấu thầu của gia đình ông Lê Quang Huy, nay đã bán cho nhiều người và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trước phản ánh của người dân, ông Dương Văn Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Hạ Long trả lời: Hiện nay, xã Hạ Long chỉ còn lại sổ ghi chép tay và bản đồ giải thửa (thời điểm chia ruộng đất năm 1996) hai loại giấy tờ này đều không có dấu. Xã chỉ dựa vào đây để xác định ruộng đất của các hộ gia đình trong xã, trong đó nếu diện tích đất nào ghi là đấu thầu thì bỏ lại không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xã không có hồ sơ, sổ sách nào đủ cơ sở pháp lý để xác định được ruộng đất đã chia cho người dân và đất công (đất 5% xã quản lý) nên hiện xã cũng không có hợp đồng đấu thấu nào được ký với người dân. Bởi từ khi tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ đất đai (năm 2007) thì xã không được bàn giao các loại giấy tờ liên quan như: Sổ sách ghi chép biến động đất đai, sổ quản lý đất công, bản đồ địa chính… Nên việc người dân phản ánh, nhiều hộ gia đình vi phạm đất nông nghiệp, đất công, bán đất tràn lan và đã làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mời phóng viên làm việc với Văn phòng Quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn để được cung cấp hồ sơ đất đai (xã không quản lý) (!?).

Trên bản đồ địa chính năm 2013 của xã Hạ Long, các hộ gia đình nêu trên đều có diện tích đất ở nông thôn lớn. Ông Dương Văn Ninh lý giải rằng, trên diện tích đấy do có nhà ở nên được ghi chung một loại đất, còn khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xã đối chiếu với sổ ghi chép tay, bản đồ giải thửa (nếu không phải loại đất phù hợp sẽ không được xác nhận cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Việc xác định đất để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân được xã Hạ Long đối chiếu sổ ghi chép tay, nhưng lại xảy ra “nghịch lý” trong sổ ghi chép được ghi là đất đấu thầu, xã không thể ký hợp đồng thuê đất với người dân. Bởi nếu xã yêu cầu người dân ký hợp đồng thuê đất, người đang sử dụng đất cho rằng đây là đất khai hoang (xã cũng đành chịu, bởi sổ chỉ ghi chép tay không có dấu). Chính vì vậy, xã Hạ Long hiện không có một m2 đất công và không có bất kỳ loại giấy tờ, sổ sách gì ghi chép (đủ cơ sở pháp lý) về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền, người dân từ thời điểm chia ruộng đất (năm 1996 - 2007).

Để có đánh giá khách quan từ phản ánh của người dân và trả lời của lãnh đạo xã Hạ Long, phóng viên đã liên hệ và để lại nội dung làm việc UBND huyện Vân Đồn, nhưng đã qua gần 1 tháng, huyện Vân Đồn vẫn chưa bố trí được buổi làm việc. Mới đây, Văn phòng UBND huyện Vân Đồn đã thông tin là sẽ trả lời bằng văn bản.

Việc người dân phản ánh xã Hạ Long trong nhiều năm qua sai phạm nghiêm trọng đất đai, biến đất nông nghiệp, đất trồng cây, đất công thành đất ở đúng hay không? Trong khi đó, chính quyền xã hiện chỉ có sổ ghi chép tay về đất đai (tẩy xóa) và bản đồ giải thửa đều không có dấu, nên có để xảy ra tình trạng “biến” đất công thành đất ở tràn lan không? Việc huyện Vân Đồn quản lý đất đai, đặc biệt đất công và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân xã Hạ Long như thế nào?

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24