Ngành thép là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác |
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư thương mại SMC cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, tình hình biến động tỷ giá, lãi suất cao và khó khăn về nguồn vốn là những khó khăn mà DN ngành thép nói chung và SMC sẽ phải đối mặt. Chưa kể, giá thép đang có xu hướng giảm vào những tháng cuối năm càng gây khó cho các DN sản xuất thép. Tại SMC, DN này chỉ phải nhập khẩu 30% nguồn nguyên liệu nên bớt khó khăn hơn khi tỷ giá biến động. Tuy nhiên, SMC vẫn quyết định giảm các chỉ tiêu kinh doanh và lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh từ 90 tỷ đồng xuống còn 80 tỷ đồng. Công ty cũng vừa quyết định dãn đầu tư dự án SMC Hiệp Phước do chi phí tăng mạnh. Ông Anh cho biết, tính đến hết 9 tháng đầu năm, SMC đạt lợi nhuận sau thuế 72 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận (đã điều chỉnh). Tính đến hết quý III/2011, lượng thép tồn kho tại SMC là 20.000 tấn. Theo lãnh đạo SMC, hiện Công ty đang có mảng gia công thép tấm, thép lá hỗ trợ khi kinh doanh thép xây dựng khó khăn. Nhà máy của SMC mới đi vào hoạt động từ đầu năm nay đã hoạt động 2/3 công suất 120.000 tấn/năm. Với nhà máy mới, hoạt động nhập khẩu thép cán nóng của SMC có thể dùng để phục vụ gia công theo đơn đặt hàng của các DN sản xuất trong nước.
CTCP Đại Thiên Lộc (DTL) đang hạn chế rủi ro tỷ giá bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, những bất ổn của nền kinh tế thế giới có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. HĐQT DTL đã quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2011 với mức doanh thu giảm từ 2.368 tỷ đồng xuống còn 2.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 238 tỷ đồng xuống 200 tỷ đồng.
CTCP Thép Việt Ý (VIS) chưa có con số cụ thể về lợi nhuận 9 tháng, nhưng so với kế hoạch cả năm là 95,6 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế thì 6 tháng đầu năm Công ty đã đạt 88,76 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, nên khả năng vượt kế hoạch của công ty này là rất cao. VIS có lợi thế là luôn duy trì ổn định được nguồn nguyên liệu. Chủ trương của Công ty là tìm kiếm các nguồn nguyên liệu từ trong nước nên ít bị ảnh hưởng từ rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, lãnh đạo VIS cũng thừa nhận, giá thép giảm sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của DN ngành thép nói chung. Hơn nữa, nhu cầu thép giảm mạnh do khó khăn chung của nền kinh tế và thị trường bất động sản khiến các dự án ngừng trệ đầu tư xây dựng.
Ngành thép là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành kinh tế khác. Do đó, giá cả phụ thuộc rất lớn vào diễn biến chung của nền kinh tế. Trong giai đoạn cắt giảm đầu tư công và nhiều DN cũng quyết liệt giãn, giảm đầu tư như hiện nay, ngành thép đang đối diện tứ bề khó khăn. Tuy vậy, theo nhận định của nhiều chuyên gia, đây vẫn là ngành còn nhiều dư địa tăng trưởng, bởi lượng tiêu thụ thép trên đầu người tại Việt Nam hiện vẫn ở mức rất thấp trong khu vực, đồng thời, thép thành phẩm vẫn phải được nhập khẩu một phần để đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: