TP Hồ Chí Minh: Vẫn còn rào cản với nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là nhu cầu cấp bách, thiết thân của đại bộ phận cán bộ, công nhân viên chức cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ cho vay vốn thiếu nhất quán đang là rào cản cho những nỗ lực phát triển loại hình này.

Nhà ở xã hội là nhu cầu cấp bách, thiết thân của đại bộ phận cán bộ, công nhân viên chức cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, chính sách đầu tư và cơ chế hỗ trợ cho vay vốn thiếu nhất quán đang là rào cản cho những nỗ lực phát triển loại hình này.
Thủ tục gây khó

Quy định khắt khe và bất hợp lý về các điều kiện mua nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp đang là những rào cản, khiến cơ hội để cán bộ công chức hay người thu nhập thấp có được căn nhà ngày càng hẹp dần.

TP Hồ Chí Minh: Vẫn còn rào cản với nhà ở xã hội
Nhiều chung cư mới mọc lên ở TP.HCM nhưng phần lớn cán bộ công chức không “với” tới được.

Hơn 10 năm ở nhờ nhà bố mẹ, rồi chuyển sang nhà thuê, và hiện tại đang tìm mua căn hộ, chị Nguyễn Thị Thủy, cán bộ phường 5, quận Tân Phú (TP.HCM) tâm sự: “Để mua được căn hộ thuộc diện nhà ở xã hội thật không dễ chút nào, bởi có quá nhiều thủ tục và các quy định mà mình không bao giờ đáp ứng được. Giá căn hộ loại trung bình ở một số quận, huyện ngoại thành giờ đây cũng 600-800 triệu đồng, trong khi hạn mức cho vay thì 70% giá trị căn hộ, nhưng tối đa là 300 triệu đồng. Ngoài ra, để được vay, khách hàng phải đáp ứng một số điều kiện như: Có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM, thời gian làm việc trên 3 năm, phải có khả năng tài chính trả trước 30% giá trị nhà và chứng minh nguồn thu nhập ổn định để trả vốn và lãi vay. Thời hạn vay tối đa 15 năm với mức lãi suất cho vay 1 năm là 9% theo quy định”.

Bên cạnh đó, một trong những quy định bất cập, gây nhiều ý kiến tranh cãi là cán bộ công chức chỉ được vay vốn hỗ trợ nhà ở khi nhà hiện đang ở có diện tích trung bình thấp hơn 8 m2/người. Anh Trần Văn Thọ, cán bộ quận 6, phản ứng: “Gia đình tôi thuê căn hộ 35 m2 từ 3 năm nay, kế hoạch sang năm sinh thêm em bé nên cần phải có một căn hộ cỡ 50-60 m2. Thế nhưng vẫn không được vay vì gia đình tôi có 3 người nên tính trung bình hơn 11 m2/người, lớn hơn so với quy định của Quỹ phát triển nhà ở”.

Nhìn nhận những bất cập trên, theo Sở LĐ,TB&XH TP.HCM, cần nới rộng điều kiện cho vay đối với người thu nhập thấp; bỏ quy định nhà đang ở bình quân dưới 8 m2/người, nhất là đối với người ở nhờ, ở thuê; nên mở rộng đối tượng và nới rộng thời gian vay để người thu nhập thấp có thể vay 15-20 năm thay vì 10 năm như hiện nay. Số tiền vay cũng có thể nâng lên cao hơn để phù hợp với giá thị trường.

Cần vai trò nhà nước

Tại TP.HCM, hầu hết các doanh nghiệp ngành xây dựng chỉ chú trọng phát triển nhà ở thương mại cao cấp, diện tích lớn để bán với giá cao cho những người có thu nhập cao mà chưa quan tâm phát triển các loại hình căn hộ có diện tích nhỏ, có giá bán phù hợp với đại bộ phận người dân có thu nhập thấp và trung bình. Chính vì thế, căn hộ trung, cao cấp thì dư thừa và không có người ở, trong khi loại sản phẩm nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp lại đang thiếu trầm trọng. Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM cho biết trong số 100 dự án nhà ở xã hội, nhà giá thấp đã được đăng ký trên địa bàn TP.HCM, đến nay mới chỉ có 6 dự án đang xây dựng và 17 dự án khác đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Chưa có chính sách khuyến khích đầu tư, khả năng thu hồi vốn chậm, đầu tư không có lãi là những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp ít tham gia vào loại hình dự án này. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng: “Đối với chương trình nhà ở xã hội, Nhà nước phải thể hiện vai trò chính. Cụ thể, đối với việc xây dựng chỗ lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên thì dứt khoát phải bằng nguồn lực của Nhà nước. Riêng đối với người có thu nhập thấp thì nên xã hội hóa bằng cơ chế, chính sách đủ sức hấp dẫn doanh nghiệp tham gia”. Đó là chưa kể đến tình trạng khi tham gia đầu tư xây dựng nhà ở thu thập thấp, các chủ đầu tư phải chủ động bồi thường giải phóng mặt bằng, giá căn hộ thì do Nhà nước thẩm định, đối tượng được mua lại hạn chế và Nhà nước thì chưa có cơ chế hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các đối tượng này nên thời gian thu hồi vốn lâu.

Còn theo Bộ Xây dựng, mặc dù đã có sự tham gia của một số định chế tài chính trong việc phát triển nhà ở, nhưng hệ thống tài chính nhà ở ở nước ta chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa thành lập được các quỹ đầu tư để phát triển nhà ở như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản; nguồn vốn cho phát triển nhà ở còn thiếu, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn. Kế hoạch phát triển nhà ở vẫn phụ thuộc vào tiến độ thực hiện dự án của các chủ đầu tư dự án, Nhà nước chưa chủ động để can thiệp, điều tiết việc cân đối cung - cầu cho thị trường nhà ở, thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo.

Trao đổi với PV Tin Tức về vấn đề phát triển loại hình nhà ở xã hội, ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Bộ Xây dựng cần có chính sách hỗ trợ các đối tượng để phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Có những chính sách cụ thể định hướng điều tiết để thị trường bất động sản phát triển đúng hướng nhằm ngăn chặn tình trạng mất cân đối, dư thừa phân khúc nhà ở cao cấp, trong lúc lại thiếu phân khúc nhà ở thu nhập thấp và cho thuê”. Đồng tình quan điểm này, ông Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng: “Chính phủ nên ban hành chính sách thuế, cải tiến thủ tục cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, các ưu đãi cho doanh nghiệp và huy động nguồn vốn xã hội hóa. Chính phủ cần phải xây dựng chiến lược phát triển nhà ở trên nền tảng cho đối tượng là người thu nhập thấp, cán bộ công chức... Tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho người dân”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24