Công ty VWS cần tăng cường thực hiện các giải pháp khắc phục, hạn chế tối đa việc khuếch tán mùi hôi ra khu dân cư, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động các khu vực vận hành tiếp nhận xử lý chất thải.
Đồng thời nhanh chóng thực hiện các thủ tục môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, đặc biệt là báo cáo đánh giá tác động môi trường của giai đoạn vận hành dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, nâng công suất tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt từ 3.000 tấn/ngày lên 10.000 tấn/ngày, các quy định về việc thực hiện thủ tục xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; sớm hoàn thành thử nghiệm, đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước rỉ rác/nước thải MBR mở rộng công suất 2.000 tấn/ngày; tăng cường xử lý triệt để nước rỉ rác tồn lưu và chấm dứt tình trạng lưu chứa nước rỉ rác trong các ô chôn lấp.
Khu vực này có tổng diện tích 614 ha, đã bồi thường giải phóng mặt bằng 292 ha, còn lại 322 ha đang bồi thường để làm cây xanh cách ly. Tại đây, hiện có nhà máy xử lý rác sinh hoạt do VWS đầu tư; nhà máy xử lý bùn do Công ty TNHH Sài Gòn Xanh đầu tư; nhà máy xử lý bùn hầm cầu do Công ty TNHH Dịch vụ Môi trường đô thị Hòa Bình đầu tư; nghĩa trang do Công ty Môi trường đô thị thành phố TNHH Một thành viên đầu tư.
Dự án vành đai cây xanh cách ly có quy mô 322ha, trong đó phần diện tích đã được UBND thành phố cắt ra, giao cho chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước 40ha để trồng cây xanh cách ly và làm bến thủy nội địa. Phần còn lại (268 ha) được giao cho Ban Quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố làm chủ đầu tư.
Ô nhiễm kéo dài
Khu xử lý chất thải Đa Phước bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Bãi rác này do Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam - VWS làm chủ đầu tư với tổng số vốn khoảng 100 triệu USD. Khu xử lý chất thải có bãi chôn lấp có diện tích hơn 30 ha và thể tích không gian khoảng 3 triệu m3. Công suất thiết kế 10.000 tấn rác/ngày đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, mỗi ngày Đa Phước tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn rác.
Vào khoảng tháng 6/2018, người dân ở các chung cư, biệt thự ở phía Nam thành phố như khu Phú Mỹ Hưng (quận 7), Nhà Bè, Bình Chánh phản ánh về việc bị mùi hôi nồng nặc tấn công.
Trên thực tế, mùi hôi nồng nặc ở Phú Mỹ Hưng và các khu dân cư Nam Sài Gòn đã từng xuất hiện từ giữa năm 2016. Sự việc nghiêm trọng hơn khi người dân phải nộp đơn kêu cứu. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sau đó đã chỉ đạo UBND TP.HCM kiểm ra làm rõ.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: