Theo đó, các dự án chưa khởi công xây dựng và giấy phép xây dựng đã hết hiệu lực khởi công, khi có nhu cầu xây dựng chủ đầu tư phải thực hiện theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ. Sở Quy hoạch - Kiến trúc sẽ cân đối các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch đối với các công trình xây dựng trong ô phố để đảm bảo phù hợp Quy chế khu 930ha và không làm tăng áp lực lên hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Đối với các dự án đã khởi công đang ngưng thi công dở dang, chủ đầu tư phải tiếp tục triển khai thực hiện theo nội dung Giấy phép xây dựng đã cấp trong thời hạn 6 tháng để sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị khu trung tâm. Quá thời hạn này mà chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thực hiện, Sở Xây dựng sẽ xem xét, xử lý từng trường hợp.
Các sở-ngành liên quan cần yêu cầu các chủ đầu tư sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng, đảm bảo mỹ quan đô thị trong khu trung tâm Thành phố và không chấp thuận đầu tư mới cho các chủ đầu tư nói trên khi chưa xây dựng hoàn thành dự án.
Đối với dự án đã tháo dỡ hiện trạng cũ và hiện đang cho thuê kinh doanh các loại hình ăn uống, giữ xe..., Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao phối hợp với UBND quận 1 và quận 3 rà soát, thu hồi các giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp, không cấp mới hoặc gia hạn tại địa điểm này...
Theo đồ án quy hoạch đã được duyệt vào tháng 1/2013, Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM có tổng diện tích khoảng 930ha, bao gồm các quận sau: Quận 1 gồm các phường Nguyễn Thái Bình, Bến Thành, Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão, một phần phường Cầu Ông Lãnh, một phần phường Đa Kao; Quận 3 gồm phường 6, một phần phường 7; Quận 4 gồm phường 9, 12, 13, 18 và Quận Bình Thạnh gồm phường 22 và một phần phường 19. Cũng theo đồ án, Khu trung tâm hiện hữu TP.HCM được quy hoạch thành 5 phân khu chức năng bao gồm: Khu lõi trung tâm thương mại - tài chính; Khu trung tâm văn hóa - lịch sử; Khu bờ Tây sông Sài Gòn; Khu thấp tầng và Khu lân cận lõi trung tâm. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: