Là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ và tiếp giáp khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ nên có tiềm năng phát triển về kinh tế rất lớn. Với nguồn tài nguyên biển dồi dào và giao thông tiếp giáp với phía Nam nên Bình Thuận ngày càng thu hút các dự án đầu tư phát triển. Dưới đây, xaydungxhome.vn xin được chia sẻ đến bạn bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận.

Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bình Thuận

Điều kiện tự nhiên

Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thì nơi đây có tổng diện tích là 7.828 km² với chiều dài bờ biển lên đến 192 km. Trong khi đó diện tích vùng lãnh hải là 52.000 km².

Hành chính tỉnh Bình Thuận

Hiện tại thì tỉnh Bình Thuận có tổng cộng 10 đơn vị hành chính với 127 xã, phường và thị trấn bao gồm:

  • Thành phố Phan Thiết bao gồm 14 phường và 4 xã
  • Thị xã La Gi bao gồm 5 phường và 4 xã
  • Huyện Tuy Phong bao gồm 2 thị trấn và 11 xã
  • Huyện Bắc Bình bao gồm 2 thị trấn và 16 xã
  • Huyện Hàm Thuận Bắc bao gồm 2 thị trấn và 15 xã
  • Huyện Hàm Thuận Nam bao gồm 1 thị trấn và 12 xã
  • Huyện Tánh Linh bao gồm 1 thị trấn và 13 xã
  • Huyện Hàm Tân bao gồm 2 thị trấn và 8 xã
  • Huyện Đức Linh bao gồm 2 thị trấn và 11 xã
  • Huyện đảo Phú Quý bao gồm 3 xã

Địa hình

Địa hình tỉnh Bình Thuận bao gồm 4 loại chính là:

  • Núi thấp
  • Gò đồi
  • Đồng bằng
  • Đồi cát

Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt bao gồm:

  • Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10
  • Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 của năm tiếp theo
  • Nhiệt độ trung bình giao động từ 26 đến 27 độ
  • Lượng mưa trung bình là 800 - 1150 mm
  • Độ ẩm tương đối là 79%
  • Tổng số giờ nắng là 2.459

Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bình Thuận

Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bình Thuận

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận năm 2021-2030

Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn năm 2021- 2030 thì sẽ tập trung phát triển giao thông vận tải. Đây là động lực để phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh cũng như đảm bảo cho an ninh và quốc phòng. Với kế hoạch phát triển giao thông thì Bình Thuận được hy vọng sẽ là nơi có tiến trình công nghiệp diễn ra nhanh chóng từ đó đạt được các mục tiêu về hiện đại hóa và hội nhập nhanh với khu vực.

Các mục tiêu của tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 bao gồm như sau:

  • Đường Quốc lộ đạt được tiêu chuẩn đường cấp I và tối thiểu là cấp II. Đường sẽ được nhựa hóa 100% theo đúng như kế hoạch đã được đề xuất và phê duyệt bởi Thủ tướng Chính phủ.
  • Đường tỉnh lộ sẽ được nhựa hóa 100% đối với các tuyến đường hiện hữu và đạt quy chuẩn là đường cấp II – III, tối thiểu là cấp IV. Đặc biệt là các tuyến đường lưu thông ven biển với việc đảm bảo các hệ thống đường sẽ luôn được lưu thông một cách trôi chảy.
  • Đường huyện lộ sẽ được nhựa hóa 100% đối với các tuyến đường hiện hữu. Dự kiến các đường huyện lộ sẽ đạt được quy chuẩn ít nhất là cấp V.
  • Đường giao thông nông thôn theo dự kiến sẽ có 65 xã có đường giao thông đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
  • Giao thông đô thị theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận sẽ được xây dựng, nâng cấp và cải tạo, đặc biệt là những tuyến đường chính tại thành phố Phan Thiết. Còn các xã, thị trấn khác trong tỉnh sẽ được xây dựng và nâng cấp theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường đô thị. Tỉnh sẽ tập trung phát triển đồng bộ hệ thống cấp thoát nước, cây xanh, nâng cấp các nút giao thông và đèn tín hiệu.

Theo kế hoạch, tỉnh Bình Thuận sẽ phấn đấu dành quỹ đất từ 15-25% cho giao thông đô thị ở các khu vực đô thị.

Với kế hoạch và bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thì đến năm 2030 thì mỗi huyện sẽ có 1 bến xe đạt chuẩn để đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa cho khu vực.

Tầm nhìn và phương án quy hoạch và phát triển giao thông tỉnh Ninh Thuận đến năm 2050 sẽ là:

  • Hệ thống giao thông nông thôn sẽ tiếp tục được xây dựng và phát triển với 100% xã đạt các tiêu chí về giao thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Ngoài ra, tỉnh sẽ hoàn thiện và phát triển hệ thống đường tỉnh và đường huyện với đảm bảo đạt những tiêu chí về đầu tư mới nhằm lấy đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.
  • Tỉnh Bình Thuận sẽ nỗ lực đạt được tất cả những mục tiêu đề ra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về lĩnh vực phát triển giao thông đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.
  • Giao thông vận tải công nghiệp sẽ được tập trung phát triển mạnh
  • Các thành phần kinh tế được khuyến khích tham gia đầu tư, mở rộng hình thành một số cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện vận tải, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận năm 2021-2030

Bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận năm 2021-2030

Cơ sở hạ tầng tỉnh Bình Thuận

Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận cách Thành phố Hồ Chí Minh 198km trong khi cách Hà Nội 1.518 km.

Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận thì đường bộ của tỉnh sẽ là trục giao thông trọng yếu Bắc- Nam. Hiện nay tỉnh Bình Thuận có 3 tuyến quốc lộ chạy và đang được mở rộng và nâng cấp theo kế hoạch, bao gồm:

  • Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 178 km)
  • Quốc lộ 55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi huyện Di Linh của tỉnh Lâm Đồng.

Các tuyến đường này được toàn tỉnh Bình Thuận huy động vốn và nguồn lực để mở rộng và nâng cấp không ngừng vì đây sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Việc này sẽ đảm bảo việc hàng hóa được vận chuyển mượt mà cùng với sự dễ dàng trong đi lại của nhân dân.

Ngoài ra các tuyến đường khác cũng được huy động để mở rộng và nâng cấp không ngừng như:

  • Tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Bình Thuận với chiều dài là 190 km với số ga là 11 và ga quan trọng nhất là ga Mương Mán. Và để phục vụ các nhu cầu và phát triển du lịch, tỉnh Bình Thuận đã cho xây dựng một ga mới là ga Phan Thiết.
  • Đường biển với chiều dài 192km bao gồm các hải đảo là một đường giao thông quan trọng trong cạnh tranh hàng hải quốc tế. Đến thời điểm hiện tại thì cảng biển Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận đã được xây dựng xong với công suất tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Ngoài ra cảng biển Phan Thiếp cũng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.
  • Đường hàng không thuộc tỉnh Bình Thuận được xây dựng để phát triển du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Sân bay Phan Thiết đang được kêu gọi để xây dựng lại để làm động lực cho phát triển du lịch cũng như thu hút nhiều đầu tư hơn cho sự phát triển của tỉnh.
  • Tỉnh Bình Thuận còn đang xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam theo kế hoạch.
  • Bến xe Nam Phan Thiết – Bệnh viện tỉnh – Mũi Né – du lịch Gành cũng nằm trong kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh Bình Thuận.

Cơ sở hạ tầng tỉnh Bình Thuận

Cơ sở hạ tầng tỉnh Bình Thuận

Như vậy, https://xaydungxhome.vn/ vừa chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận. Dựa theo kế hoạch được phê duyệt bởi Chính phủ thì tỉnh Bình Thuận đang thực hiện các kế hoạch phát triển không ngừng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng để làm chất xúc tác cho sự phát triển về kinh tế. Với những kế hoạch trên, nơi đây sẽ là một địa điểm vô cùng tiềm năng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch và bất động sản.