Tồn kho xi măng vì... cắt giảm đầu tư công

Do thực hiện cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tiêu thụ xi măng giảm so với thời gian trước, tồn kho tăng.

Do thực hiện cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tiêu thụ xi măng giảm so với thời gian trước, tồn kho tăng.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Khó khăn của ngành xi măng là ngắn hạn chứ không phải dài hạn, trung hạn

Dư luận băn khoăn về việc tại Việt Nam có thực trạng sản phẩm xi măng đã thừa, phải xuất khẩu lại vẫn cho nhập khẩu mặt hàng này, thậm chí có ý kiến cho rằng xi măng xảy ra khủng hoảng do quy hoạch. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định: “Không có khủng hoảng về xi măng do quy hoạch”.

Bộ trưởng lý giải: Chúng ta đã có quy hoạch xi măng giai đoạn 2005-2010 được ban hành theo Quyết định 108 và quy hoạch giai đoạn 2011-2020 và định hướng tới năm 2030 theo Quyết định 1488 của Thủ tướng Chính phủ.

Các quy hoạch này đã dự báo đúng và phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước ta qua các giai đoạn. Năm 2011, cả nước tiêu thụ được 55 triệu tấn sản phẩm xi măng trên công suất thiết kế hiện có năm 2011 là 64 triệu tấn. Như vậy, lượng tiêu thụ đã đạt 86% công suất thiết kế hiện có.

Cũng theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, hiện nay, tiêu thụ xi măng đang giảm so với thời gian trước, tồn kho cũng nhiều hơn trước. Đây là hiện tượng bất bình thường trong thời gian tạm thời.

Về nguyên nhân của hiện tượng bất bình thường này, Bộ trưởng lý giải là do chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 11 để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nội dung cắt giảm đầu tư công… Do vậy, khối lượng xây dựng bị sụt giảm, dẫn đến việc giảm nhu cầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng.

“Khó khăn đó là ngắn hạn chứ không phải dài hạn, trung hạn” – Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trong năm 2012, dự kiến khối lượng tiêu thụ vẫn tương đương năm 2011. Cụ thể là, trên cơ sở sản xuất và tiêu thụ thực tế 5 tháng đầu năm 2012, có thể khẳng định năm 2012 lượng tiêu thụ cũng vào khoảng 55-56 triệu tấn sản phẩm xi măng. Với lượng tiêu thụ như vậy thì công suất thiết kế hiện có cũng được khai thác trên 80%. Ngành xi măng hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn nhưng đây là khó khăn chung của cả nền kinh tế, không thể nói khủng hoảng xi măng là do quy hoạch.

Liên quan đến vấn đề Việt Nam đã thừa xi măng, phải xuất khẩu lại vẫn cho nhập khẩu xi măng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng giải thích: Thứ nhất, chúng ta đã tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) mà cam kết của các thành viên AFTA là từ năm 2006 không được cấm nhập cũng như áp dụng hàng rào thuế quan đối với sản phẩm xi măng. Chúng ta phải thực hiện nghiêm túc cam kết này.

Thứ hai, sản xuất xi măng do phân bổ nguyên liệu cho nên chủ yếu ở phía Bắc. Hằng năm, chúng ta phải vận chuyển vào phía Nam trên chục triệu tấn sản phẩm xi măng làm cho giá thành tại khu vực phía nam cũng cao, nhiều khi còn cao hơn nhập khẩu clanke từ Thái Lan.

Trong nền kinh tế thị trường, nếu sử dụng trong nước hiệu quả thấp, thì phải nhập với giá cạnh tranh hơn từ bên ngoài.

Trước đây chúng ta sản xuất chưa đủ xi măng, hằng năm phải nhập từ 3,5-5 triệu tấn clanke để đảm bảo nhu cầu xi măng trong nước. Nhưng từ năm 2010, chúng ta đã có đủ nguồn cung. Từ năm 2011, cũng chỉ còn 1 công ty nhập khẩu clanke. Đó là một công ty nước ngoài (Công ty xi măng Holcin), công ty này nhập clanke từ công ty mẹ ở Thái Lan.

Do chúng ta có quy hoạch đúng, nên từ chỗ phải nhập khẩu lớn đến năm 2010 chỉ nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn. Con số này giảm dần và 5 tháng đầu năm 2012 chúng ta chỉ nhập có 370.000 tấn./.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24