Tiếp tục gỡ nút thắt cổ phần hóa DNNN

Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2018. Do khuôn khổ bài viết có hạn, ở đây chỉ nêu ra một số điểm liên quan đến điều kiện và đối tượng DNNN thực hiện cổ phần hóa, đối tượng mua cổ phần là nhà đầu tư chiến lược và giá bán cổ phần cho họ.

Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2018. Do khuôn khổ bài viết có hạn, ở đây chỉ nêu ra một số điểm liên quan đến điều kiện và đối tượng DNNN thực hiện cổ phần hóa, đối tượng mua cổ phần là nhà đầu tư chiến lược và giá bán cổ phần cho họ.

Thứ nhất, Nghị định 126 đã quy định chi tiết hơn về điều kiện cổ phần hóa so với Nghị định 59/2011/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi Nghị định 59. Theo Nghị định 126, trong trường hợp các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì chỉ các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa mới cần phải phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong khi đó, theo Nghị định 59, đối tượng thực hiện việc này là tất cả các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa có giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả.

Như vậy, Nghị định 126 đã mở ra lối thoát thêm cho một số doanh nghiệp không thuộc đối tượng Nhà nước nắm trên 50% cổ phần gặp khó khăn tài chính trong quá trình cổ phần hóa mà nếu theo các quy định cũ trước đây thì có nhiều khả năng cứ bị treo ở đó, không cổ phần hóa được mà cũng không thể thực hiện các hình thức chuyển đổi khác (gồm cả phá sản) được vì cứ phải thực hiện phương án tái cơ cấu nợ thông qua DATC và các chủ nợ vốn rất gian nan, mất thời gian mà không chắc đã đi đến kết quả ngã ngũ gì.

Thứ hai, Nghị định 126 cũng có thêm một điểm mới liên quan đến đối tượng cổ phần hóa, là Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa. Quy định này có lẽ nhằm tránh khả năng Nhà nước tự biến mình thành “con tin” của DNNN khi DNNN không phục hồi được và đi ngược lại một trong những mục đích cổ phần hóa là để giảm gánh nặng cho ngân sách. Quy định rõ ràng như thế này đã gạt bỏ lối tư duy hiện hữu là muốn cổ phần hóa thành công DNNN có tài chính yếu kém thì Nhà nước phải rót vốn bổ sung để DNNN có giá trị thực tế lớn hơn 0, và/hoặc để DNNN hoạt động (bình thường) được nhằm thu hút nhà đầu tư cho việc cổ phần hóa.

Thứ ba, về đối tượng mua cổ phần, Nghị định 126 quy định chặt chẽ, cụ thể và chi tiết hơn về nhà đầu tư chiến lược, như phải có kết quả kinh doanh hai năm gần nhất có lãi, cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất ba năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược…

Việc tiêu chuẩn hóa, luật hóa các điều kiện thế này, tuy vẫn còn một số điều có thể gây tranh cãi về sự cần thiết, nhưng ít nhất cũng tạo ra một sự minh bạch về tiêu chuẩn và việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, giảm thiểu khả năng “chọn nhầm” những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến “đánh nhanh thắng nhanh”, mua cổ phần với mục đích đầu cơ hơn là đầu tư, hoặc vì những động cơ khác (không có lợi cho Việt Nam). Quy định rõ như vậy cũng làm giảm khả năng vận động hành lang của một số doanh nghiệp, nhà đầu tư nhằm được chọn làm nhà đầu tư chiến lược.

Bù lại, Nghị định 126 cũng “thoáng” hơn khi quy định nhà đầu tư không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn ba năm (so với năm năm theo quy định cũ). Điều này là đỡ trói buộc hơn cho nhà đầu tư, tăng thêm phần hấp dẫn của việc đầu tư vào DNNN.

Ngoài ra, nghị định này cũng quy định việc tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa, thay vì là mọi DNNN khi cổ phần hóa như trước đây. Tác dụng của sự thu hẹp này là đẩy nhanh việc cổ phần hóa ở những DNNN mà Nhà nước không cần chi phối, vốn vẫn thường bị vướng mắc ở chuyện tìm và duyệt nhà đầu tư chiến lược như hiện nay.

Liên quan đến số lượng nhà đầu tư chiến lược, quy định mới không giới hạn số nhà đầu tư chiến lược như trong quy định cũ (tối đa là ba). Có lẽ sự sửa đổi này xuất phát từ thực tế có nhiều nhà đầu tư chiến lược nhưng số cổ phần họ mua không ở mức đủ lớn nên nếu hạn chế số lượng tối đa nhà đầu tư chiến lược thì việc cổ phần hóa qua nhà đầu tư chiến lược càng khó khăn (một cách không cần thiết). Ngược lại, càng có nhiều nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần (nhiều hơn số lượng muốn bán) thì giá bán cổ phần càng có thêm hỗ trợ do họ phải cạnh tranh, đấu giá với nhau.

Thứ tư, về giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, điểm khác biệt trong quy định mới là kết quả của cuộc đấu giá công khai ra công chúng thường được lấy làm giá khởi điểm hoặc giá bán cho nhà đầu tư chiến lược, và việc đấu giá hay quyết định giá bán cho nhà đầu tư chiến lược chỉ xảy ra sau khi đã có kết quả đấu giá công khai ra công chúng. Theo quy định cũ trước đây, vẫn có trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược theo giá thỏa thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư diễn ra trước khi đấu giá công khai ra công chúng, tuy giá thỏa thuận hoặc giá đấu thành công này được quy định không thấp hơn giá khởi điểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, giá bán cho nhà đầu tư chiến lược theo quy định mới sẽ công khai, minh bạch hơn, không “tù mù” diễn ra sau cánh gà chỉ một số ít người trong cuộc mới biết, và không mang tính chủ quan như kiểu giá khởi điểm do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như trước đây.

Những điểm mới về cổ phần hóa

Nghị định 126/2017 bao gồm bảy chương với 50 điều, trong đó có những điểm đáng lưu ý như sau:

Thứ nhất, điều 4 về điều kiện cổ phần hóa nêu rõ các DNNN thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ hai điều kiện sau: không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ và còn vốn Nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp. Cùng với đó, Nhà nước sẽ không cấp thêm vốn để cổ phần hóa. Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định mà giá trị thực tế thấp hơn các khoản phải trả thì sẽ có các phương án xử lý như phối hợp với các chủ nợ, Công ty Mua bán nợ Việt Nam để tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nghị định mới đã điều chỉnh những quy định về việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược như sau: (i) Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hai năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế; (ii) Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau: tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp trong thời gian ít nhất ba năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược; không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn ba năm; hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Thứ ba, về phương thức bán cổ phần lần đầu, nghị định mới bổ sung thêm phương pháp mới là phương pháp dựng sổ (Book building) với đối tượng cụ thể theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngoài ba phương thức bán cổ phần hiện hành là đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp. Phương thức dựng sổ là quá trình tạo lập, tiếp nhận và ghi lại nhu cầu cổ phiếu của nhà đầu tư. Theo đó, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ phối hợp với tổ chức phát hành xác định khoản giá dự kiến và dựa vào nhu cầu của thị trường trên cơ sở dựng sổ lệnh về nhu cầu nhà đầu tư để xác định mức giá cuối cùng. Đây là một phương thức phổ biến trên thế giới giúp xác định đúng nhu cầu cũng như mức giá phù hợp để đợt chào bán thành công.

Thứ tư, về xác định giá trị tài sản vô hình, theo quy định trước đây thì giá trị tài sản vô hình (nếu có) (trừ giá trị quyền sử dụng đất) được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Thực tế có những tài sản vô hình đã hết khấu hao và thu hồi đủ vốn mà doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn tiếp tục sử dụng nhưng lại không được đánh giá lại để đưa vào giá trị doanh nghiệp hoặc có những tài sản vô hình có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán có thể rất thấp do công ty xác định thời gian khấu hao ngắn, nhưng giá trị thực tế còn cao. Do đó, nghị định mới đã có sự bổ sung theo hướng giá trị tài sản vô hình được xác định lại theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (khoản 4, điều 27). Ngoài ra, đối với một số tài sản đặc thù như cổ phiếu nhận được, tài sản hình thành theo hợp đồng BOT, tài sản là hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, nghị định mới cũng quy định cụ thể về cách thức xác định giá trị.

Với những sửa đổi cơ bản như trên, Nghị định 126 được kỳ vọng sẽ giúp giải tỏa những khúc mắc trong xác định giá trị doanh nghiệp cũng như thu hút được lượng cầu nhiều hơn từ các nhà đầu tư quan tâm đến các đợt cổ phần hóa.

Đăng Linh

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24