Thiết bị vệ sinh trên thị trường: Tiền nào của ấy

Trên các con phố chuyên về VLXD của Hà Nội như Cát Linh, Trường Chinh, hoặc trong hệ thống showroom, siêu thị thì sự hiện diện của sản phẩm thiết bị vệ sinh nhập khẩu hoặc liên doanh của Mỹ, Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản… với các thương hiệu như: Toto, Ceasar, American Standard, Inax, Ariston, Picenza… chiếm ưu thế, trong khi đó, hàng trong nước chỉ chiếm một thị phần khá khiêm tốn.

Trên các con phố chuyên về VLXD của Hà Nội như Cát Linh, Trường Chinh, hoặc trong hệ thống showroom, siêu thị thì sự hiện diện của sản phẩm thiết bị vệ sinh nhập khẩu hoặc liên doanh của Mỹ, Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản… với các thương hiệu như: Toto, Ceasar, American Standard, Inax, Ariston, Picenza… chiếm ưu thế, trong khi đó, hàng trong nước chỉ chiếm một thị phần khá khiêm tốn.

Thiết bị vệ sinh trên thị trường: Tiền nào của ấy

Sản phẩm thiết bị vệ sinh cao cấp tại Triển lãm Vietbuild 2011 Hà Nội. Ảnh: Thái Anh

Nhìn hệ thống sản phẩm vòi nước, vòi sen tắm, bệt vệ sinh, chậu… của thương hiệu Toto được bày trong showroom trên phố Cát Linh, chị Nguyễn Hiền Linh, nhân viên ngân hàng NN&PTNT cho biết: Khi lắp đặt thiết bị cho phòng tắm, tôi muốn chọn những sản phẩm có thương hiệu nhưng giá thành phải hợp túi tiền. Tôi thấy có khá nhiều sản phẩm phù hợp với mức chi của gia đình lại có độ bền cao và chất lượng hơn hẳn hàng nội. Bởi vậy, không có lý do gì mà tôi chọn hàng nội cả. Suy nghĩ đó phải chăng chỉ đơn thuần do tư tưởng hướng (sính) ngoại?

Chưa hẳn đã là như vậy, nhất là khi thiết bị vệ sinh luôn chiếm chi phí đáng kể cho các công trình nhà ở. Chính vì thế, khi tìm mua thiết bị cho nhà vệ sinh, phần lớn người mua thường được tư vấn những sản phẩm hàng ngoại nhập hoặc hàng liên doanh bởi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp tạo nên sự sang trọng cho ngôi nhà, và bảo hành dài hạn. Hàng ngoại luôn được lòng người tiêu dùng trong nước bởi sự phong phú về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Tất nhiên không loại trừ hiệu quả quảng bá giới thiệu sản phẩm qua các phương tiện truyền thông mà họ luôn thực hiện tốt hơn hẳn chúng ta. Tại triển lãm Vietbuild tháng 3 vừa qua tại Hà Nội, các gian hàng thiết bị VLXD nói chung trong đó có thiết bị vệ sinh nhập khẩu được bài trí rất bắt mắt, ấn tượng người tham quan. Ngay trong các showroom trên các tuyến phố, sản phẩm mang thương hiệu Toto, Inax, Picenza, American cũng được bài trí nổi bật, thu hút người mua.

Sự lựa chọn thứ hai luôn được người tiêu dùng tìm tới là các sản phẩm liên doanh. Chủ cửa hàng Thanh Mai, chuyên kinh doanh thiết bị vệ sinh trên phố Cát Linh cho biết: Phần lớn những người mua hàng thường có sự nghiên cứu khá kỹ giá và chất lượng sản phẩm rồi mới đến cửa hàng để tham khảo. Khách hàng của tôi thường chọn mua những thiết bị vệ sinh liên doanh bởi tin rằng chất lượng sản phẩm này sẽ tốt hơn, giá cả phải chăng, bảo hành dài hạn nên họ yên tâm. Tuy giá có cao hơn so với hàng nội địa hay hàng Trung Quốc (hàng giá rẻ) thì họ vẫn ưu tiên chọn những thương hiệu lớn của Nhật, Ý, Mỹ… liên doanh với Việt Nam. Những mặt hàng có thương hiệu này không phải sản phẩm nào cũng quá đắt, có nhiều loại giá để khách hàng lựa chọn.

Trừ những khách hàng VIP, phần lớn người mua thiết bị vệ sinh thường phải suy nghĩ đắn đo khá nhiều khi lựa chọn sản phẩm. Bởi vậy, nếu là sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cũng tốt mà giá cả phù hợp thì không có lý do gì họ từ chối. Đó cũng là lợi thế của sản phẩm liên doanh khiến nó chinh phục được tâm lý khách hàng, ngay cả những người khó tính nhất. Người có mức sống thấp thường dành sự quan tâm đến các sản phẩm nội địa hoặc hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, Đài Loan. Với thị trường này, thì sản phẩm “made in Viet Nam” cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay như Viglacera, Sơn Hà, Thanh Trì… và chưa hẳn đã là hàng chính hãng. Chị Nguyễn Thị Liên (Trung Kính - Từ Liêm - Hà Nội) cho biết: Để lắp đặt thiết bị vệ sinh cho những công trình như nhà cho thuê hoặc chung cư mini cho thuê, tôi cũng chọn thiết bị của Trung Quốc hoặc hàng nội bởi giá rẻ mà kiểu dáng cũng được.

Khảo giá của các thiết bị vệ sinh trên thị trường, thì sản phẩm mang thương hiệu Toto vẫn có giá đắt nhất như: Vòi nước cũng có giá từ 1 - 11 triệu đồng/chiếc. Bệt vệ sinh giá từ vài triệu đến cả trăm triệu/chiếc (tùy loại). Trong khi đó, sản phẩm của Inax được người tiêu dùng mua nhiều hơn, khi giá chỉ trên dưới 10 triệu/bộ (đối với hàng trung bình). Còn đối với sản phẩm của VIGLACERA và Trung Quốc, Đài Loan thì giá rẻ hơn chỉ từ 0,3 - 3 triệu đ/chiếc (tùy loại). Nhìn chung, cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác, thiết bị vệ sinh hiện tại rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã giá cả… và dường như mọi người thường nói chất lượng, mẫu mã, đẹp và không đẹp, tiện lợi hay chưa tiện lợi cũng còn tùy vào khả năng mỗi người - “Tiền nào của ấy” thôi!

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24