Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Sai phạm đầu tư, chỉ định thầu

Những sai phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng của Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo ống thép thuộc KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp, tỉnh Tiền Giang vừa được Thanh tra Bộ Xây dựng công bố không phải là hiếm gặp và nó đang là một trong những nguyên nhân làm suy yếu nền kinh tế đất nước. Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Cận, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Những sai phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng của Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam tại dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế tạo ống thép thuộc KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp, tỉnh Tiền Giang vừa được Thanh tra Bộ Xây dựng công bố không phải là hiếm gặp và nó đang là một trong những nguyên nhân làm suy yếu nền kinh tế đất nước. Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Cận, Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phóng viên: Ông có bình luận gì về kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng nêu những sai phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng của Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam vừa được công bố?

° Ông DƯƠNG VĂN CẬN: Đây là một sai phạm khó hiểu ở một tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Một dự án có tổng mức đầu tư tới hơn 2.000 tỷ đồng mà lại không có tên trong danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cùng với việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự ban hành nhiều quyết định vượt thẩm quyền là sai phạm lớn về mặt quản lý. Đặc biệt, nhiều gói thầu có giá trị lớn sử dụng nguồn vốn nhà nước, nhưng không tổ chức đấu thầu mà dùng hình thức chỉ định thầu là vi phạm nghiêm trọng Luật Đấu thầu.

Nhà máy chế tạo ống thép thuộc Công ty CP Sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam tại KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: C.T.V.

Ví dụ: Gói thầu số 3 chỉ định trên 8 tỷ đồng cho công tác thiết kế bản vẽ thi công, gói thầu số 5 chỉ định trên 4,5 tỷ đồng cho công tác giám sát thi công xây dựng… Trong đó đáng nói nhất là gói thầu số 11 chỉ định trên 410 tỷ đồng cho tổng thầu xây lắp. Là người đã từng làm việc với Tập đoàn Dầu khí quốc gia, tôi biết tập đoàn này được Thủ tướng cho phép có những cơ chế được phép chỉ định thầu đối với phần mua sắm thiết bị do tính đặc thù của lĩnh vực này.

Nhưng ở đây, gói thầu xây lắp với trị giá lên đến hơn 410 tỷ đồng mà được chỉ định thầu thì rõ ràng là sai phạm không thể chấp nhận được. Nó sai phạm ở chỗ, theo Luật Đấu thầu, chỉ có các dự án về khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa, các sự cố cần khắc phục ngay mới được phép chỉ định thầu, còn gói thầu xây lắp và các gói thầu đã được thực hiện chỉ định thầu ở dự án này đều không thuộc diện đó.

° Theo ông, việc xử lý vi phạm này như kiến nghị của Thanh tra Bộ Xây dựng có thỏa đáng?

Về xử lý tập thể, cá nhân cán bộ để xảy ra sai phạm, đoàn thanh tra đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm tập thể, các cá nhân Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc ban hành các văn bản, chỉ thị cho đơn vị cấp dưới thực hiện chỉ định thầu trái với Luật Đấu thầu.

Theo tôi, việc xử lý này vẫn chưa thật sự thỏa đáng, vẫn còn chung chung, chưa quy rõ trách nhiệm của các bên liên quan cũng như việc xử lý cụ thể. Đó là chưa kể cần tìm ra nguyên nhân đằng sau việc chỉ định thầu này là gì?

° Trong kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng có nêu rõ kiến nghị xử lý, thu hồi trên 71,7 triệu đồng tiền nghiệm thu thanh toán sai đối với chủ đầu tư; thu hồi trên 24 triệu đồng đối với Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí; thu hồi trên 47,5 triệu đồng đối với chi nhánh Công ty CP Tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam. Đề nghị chủ đầu tư giảm trừ khi quyết toán công trình trên 5,7 tỷ đồng do thanh toán sai quy định.

Hiện trong Luật Đấu thầu mới chỉ có phần xác định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên, còn việc xử phạt lại sử dụng những quy định về xử phạt trong Luật Đầu tư. Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam đã từng kiến nghị khi ban hành Luật Đấu thầu mới phải xây dựng một nghị định về xử phạt vi phạm trong hoạt động đấu thầu, trong đó xác định rõ từng cấp độ hành vi vi phạm và mức xử phạt cụ thể tương ứng

° Theo ông, những sai phạm tương tự như vụ việc tại dự án nhà máy ống thép của Tập đoàn Dầu khí quốc gia này có phổ biến hay không? Tác hại của nó như thế nào và cần làm gì để ngăn chặn tình trạng này?

° Tại kết luận Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trong việc thực hiện Luật Đấu thầu vừa được công bố hồi tháng 5-2012 đã có những kết luận mạnh mẽ về việc chỉ định thầu tràn lan, không đúng quy định, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và xã hội. Cụ thể, tổng hợp báo cáo của 5 bộ và 43 địa phương đã có 286 dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận áp dụng chỉ định thầu với 1.463 gói thầu có tổng giá trị lên tới 49.599,47 tỷ đồng. Trong số đó chỉ có 757 gói thầu hoàn thành trong năm 2010, còn 491 gói đã ký hợp đồng nhưng chưa thể hoàn thành trong năm 2010 mà phải chuyển sang năm 2011 và 215 gói chưa ký hợp đồng.

Theo tôi, để giảm bớt tình trạng chỉ định thầu sai quy định, cần bỏ một số quy định không rõ ràng trong Luật Đấu thầu mới, ví dụ quy định là dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia rất dễ bị các chủ đầu tư lợi dụng. Nếu chỉ định thầu tràn lan, các nhà thầu có năng lực không được tham gia, giảm tính cạnh tranh dẫn đến chạy chọt, xin cho. Theo Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam là phải giảm tối đa chỉ định thầu và phải mạnh tay chấn chỉnh vi phạm về đấu thầu.

° Xin cảm ơn ông!

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24