Sửa đổi Luật Đất đai 2003: Luật có "chuẩn" mới đi vào cuộc sống

Có khá nhiều nội dung của luật được cho là không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nhiều hành vi mới nảy sinh không nằm trong diện điều chỉnh của luật, đặc biệt là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cũng như định giá đất đai trong nền kinh tế thị trường.

Có khá nhiều nội dung của luật được cho là không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, nhiều hành vi mới nảy sinh không nằm trong diện điều chỉnh của luật, đặc biệt là vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất cũng như định giá đất đai trong nền kinh tế thị trường.

Nhà nước hay toàn dân?

Theo một số chuyên gia, vấn đề mấu chốt khiến Luật Đất đai 2003 càng ngày càng bộc lộ sự tụt hậu so với cuộc sống, đồng thời gây nên những bế tắc trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai, chính là sự nhập nhằng giữa vấn đề tư hữu và công hữu trong đất đai.

"Không có vấn đề nào khó nói và phức tạp như sở hữu về đất đai", TS. Trần Quang Huy giảng viên ĐH Luật Hà Nội phát biểu. Theo ông Huy, Hiến pháp 1980, Hiếp pháp 1992 đến Luật Đất đai 2003 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện sở hữu. Tuy nhiên, Bộ Luật Dân sự năm 2005 lại xác định đất đai thuộc sở hữu Nhà nước (Điều 200). Hai khái niệm này khác nhau, vì sở hữu toàn dân là nói đến một chế độ sở hữu, còn sở hữu Nhà nước lại là một hình thức sở hữu cụ thể, sự không thống nhất này đem đến nhiều vướng mắc trong lý luận và thực tiễn.

Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai - Tôn Gia Huyên, "Quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai mà bản chất là sở hữu toàn dân về đất đai là hai mặt của một vấn đề. Nếu xét về mặt pháp lý thì sở hữu toàn dân là một chế độ, một thể chế, còn quyền sở hữu nhà nước lại là sự biểu hiện của các quyền năng cụ thể của chủ sở hữu để thực hiện chế độ nói trên, nên cần phải đặc biệt lưu ý".

Như vậy, mặc dù đã có những thành công nhất định, nhưng hệ thống pháp luật về đất đai đang ngày càng bộc lộ nhiều bất cập. Trong một hội thảo gần đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia đã chỉ ra tới 21 cái nhất mang tính tiêu cực liên quan đến đất đai như: lãng phí nhất; tham nhũng, tiêu cực nhiều nhất, giao dịch dân sự thiếu tính bền vững nhất, phức tạp nhất, gây khiếu kiện nhiều nhất, số người đi khiếu kiện đông nhất…

Nên thừa nhận tư hữu về đất đai?

Một số nhà khoa học đã đề xuất nên thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân về đất đai trong lần sửa đổi luật sắp tới. Theo TS. Lê Cao Đoàn - Viện Kinh tế Việt Nam thì chính sở hữu tư nhân là một hình thức cơ bản giúp mọi đối tượng có trách nhiệm hơn, giúp xã hội có căn cứ để kiểm soát. Ông nhấn mạnh: "Sở hữu tư nhân không có lỗi".

Theo kinh nghiệm thực tế, GS. Võ Tòng Xuân - chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp cho rằng, việc giao đất có thời hạn và không công nhận sở hữu đất đai khiến người sử dụng chưa an tâm, phần nào hạn chế, không khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, do luật chưa sát với thực tiễn nên phát sinh chuyện ngoài luật còn "đẻ" ra thêm vô số văn bản dưới luật. Từ đó chính quyền cấp địa phương muốn vận dụng sao cũng được, và dễ... vận dụng sai làm tình hình quản lý đất đai thêm phức tạp và dễ lợi dụng để trục lợi gây thiệt thòi cho ngưởi sử dụng đất.

Trên thế giới nhiều nước công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai, ở Việt Nam mới chỉ giao quyền sử dụng, hiện người dân không có quyền sở hữu về đất. Tuy nhiên, lâu nay người dân vẫn mua bán, chuyển thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và đều được chính quyền công nhận, thừa nhận. Như vậy điều đó cho thấy thực tế đất đai đã là một dạng tài sản, đồng thời quyền sử dụng đã giống như quyền sở hữu rồi. Với thực tế đó thì luật cũng phải thay đổi cho phù hợp thực tiễn.

"Chúng ta nên giao đất vĩnh viễn theo hình thức sở hữu. Nghĩa là công nhận quyền sở hữu đất đai cho người dân, đồng thời đa dạng hóa sở hữu đất đai như sở hữu quốc gia do Nhà nước quản lý, sở hữu của cộng đồng dân cư, sở hữu của pháp nhân và sở hữu của cá nhân", GS. Xuân đề xuất.

Còn TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam chỉ ra vấn đề đáng quan tâm khác, "chưa thấy một quốc gia nào đưa phát triển kinh tế vào mục đích thu hồi đất. Dù rằng Luật Đất đai đã xác định phạm vi thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế gồm các trường hợp: xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ". Vì như thế, việc mở rộng tràn lan phạm vi thu hồi đất, quá tầm kiểm soát như vừa qua đã khiến thu hồi đất trở thành tiêu điểm của phần lớn bất ổn xã hội và cũng là cơ hội tham nhũng cho một số quan chức.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24