Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm CEO của SCG
Theo tin từ Bangkok Post, ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm CEO của SCG cho biết, giao dịch được thực hiện thông qua công ty con của tập đoàn là Công ty TNHH SCG Xi măng - Vật liệu xây dựng.
Tổng giá trị doanh nghiệp (EV) của thương vụ này là 440 triệu USD, bao gồm các khoản nợ ròng cũng như chi phí SCG bỏ thêm vào để đầu tư cải tiến công suất.
Sau thương vụ này, với năng suất hiện nay của nhà máy ở 3,1 triệu tấn, tổng công suất xi măng của tập đoàn SCG tại khu vực châu Á sẽ tăng lên 10,5 triệu tấn mỗi năm, chưa kể công suất sản xuất tại Thái Lan là 23 triệu tấn hồi năm ngoái.
VCM được thành lập vào năm 2008 bởi Tập đoàn Kusto bắt đầu bằng dự án xây dựng nhà máy Clinker Văn Hóa, Quảng Bình - một dự án kinh tế trọng điểm của miền Trung. Năm 2015, VCM đã đầu tư và cho ra đời thương hiệu STARCEMT với hai dòng xi măng cao cấp chủ lực được người tiêu dùng ưa chuộng là STARMAX PCB40 và STARPRO PCB50.
Được biết, đây là thương vụ mới nhất của SCG trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại Việt Nam. Trước đó, SCG cho biết sẽ mua lại toàn bộ số cổ phần của đối tác Qatar tại Công ty lọc hóa dầu Long Sơn và trở thành cổ đông lớn nhất.
Năm 2012, SCG từng thâu tóm 85% cổ phần của nhà sản xuất vật liệu xây dựng Prime Group với giá 240 triệu USD. Trước đó, Tập đoàn này mua công ty xi măng Bửu Long ở Đồng Nai và đầu tư thêm 5,5 triệu USD nâng công suất lên 200.000 tấn xi măng/năm, mua lại hơn 20% công ty nhựa Thiếu Niên Tiền Phong và gần 17% công ty nhựa Bình Minh.
SCG là một tập đoàn hoạt động đa ngành, tập trung vào 3 lĩnh vực chính là Hóa dầu (SCG Chemicals), Bao bì (SCG Packaging), Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials). Bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam như một quốc gia chiến lược từ năm 1992, SCG hiện có 22 công ty đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với tổng giá trị tài sản hơn 673 triệu USD và hơn 6.500 nhân viên.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: