Cụm từ ‘’thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500’’ có lẽ ai cũng từng nghe qua hoặc biết đến nó. Tuy nhiên cùng với đó thì đây vẫn là một cụm từ mang tính chuyên ngành và không phải ai nghe cũng thực sự hiểu nó là gì. Vậy ý nghĩa, chức năng của việc quy hoạch là gì? Cơ quan thẩm quyền nào phê duyệt thủ tục này? Những đối tượng nào cần làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch? Để tìm hiểu rõ và kỹ hơn về những vấn đề trên, mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây của chúng tôi.
Quy hoạch 1/500 là gì?
Hầu hết dân kinh doanh, những người quan tâm và đầu tư ở mảng bất động sản và quy hoạch đô thị đều sẽ hiểu và biết sâu về khái niệm này. Trong xây dựng thì có khá nhiều khái niệm quy hoạch như: quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, quy hoạch nông thôn,...nhưng các loại thủ tục này đều chỉ nhóm quy hoạch chung chứ không phải dạng quy hoạch chi tiết. Trong quy hoạch chi tiết có hai loại chính là: quy hoạch 1/500 và quy hoạch 1/2000.
Khái niệm quy hoạch 1/500 hay còn gọi là bản đồ quy hoạch chi tiết theo tỉ lệ 1/500. Đây là một hình thức triển khai chi tiết của quy hoạch tỉ lệ 1/2000. Đồng thời đây cũng là cơ sở để được các cơ quan thẩm quyền cấp cho giấy phép và thành lập dự án đầu tư xây dựng. Vì vậy, bắt buộc bất kỳ nhà đầu tư nào khi tiến hành xây dựng thì đều phải lập sơ đồ quy hoạch này và làm theo đúng các thủ tục của nhà nước.
Quy hoạch chi tiết 1/500 là gì?
Những yếu tố mà bản quy hoạch 1/500 cần chỉ rõ bao gồm nhiều vấn đề như dân cư, diện tích đất sử dụng, tổ chức không gian, kiến trúc thiết kế của từng lô, đất giá môi trường,... Nhìn chung là có khá nhiều hạng mục và chủ đầu tư phải thể hiện được chi tiết ranh giới giữa các lô và các hạng mục thi công. Một số yếu tố bên ngoài cần lưu ý là đường đi, tường rào, cổng, vỉa hè,.... Đều cần được xác định trong thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500.
Dự án nào phải làm thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500?
Sau khi lập đề án xây dựng, hoàn thiện và được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 thì hầu hết các nhà đầu tư buộc phải tiếp tục làm bản quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp ngoại lệ, nhà đầu tư không cần trình lên quy hoạch 1/500. Cụ thể về các trường hợp bắt buộc và ngoại lệ chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết dưới đây.
Các trường hợp bắt buộc phải có thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500
- Toàn bộ các công trình xây dựng tập trung: khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư, cụm công nghiệp, khu bảo tồn, khu thương mại dịch vụ, công trình văn hóa, y tế, giáo dục,...
- Các công trình có quy mô từ 5ha trở lên: dự án nhà ở, chung cư 2ha trở lên,...
Các công trình nào cần quy hoạch và công trình nào được miễn quy hoạch?
Các trường hợp ngoại lên không cần quy hoạch 1/500
- Những dự án do một chủ đầu tư có một chủ đầu tư và quy mô thực hiện dưới 5ha, dự án chung cư, dự án nhà ở dưới 2ha có các nội dung thiết kế như: phương án kiến trúc công trình, vẽ tổng mặt bằng,... trong nội dung thiết kế quy hoạch 1/2000 đã được phê duyệt trước đó.
- Các công trình quy mô nhỏ, công trình đơn lẻ đã được phê duyệt với bản quy hoạch 1/2000.
Cơ quan thẩm quyền nào phê duyệt thủ tục quy hoạch?
Đúng như quy định thì thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ bao gồm các thông tin về vấn đề quy hoạch chung, vấn đề cùng quy hoạch, thiết kế đô thị. Các chủ đầu tư muốn thực hiện thủ tục xin phê duyệt cần phải có đầy đủ các hồ sơ liên quan để tạo cơ sở được xét duyệt. Các hồ sơ cơ bản nhất cần có bao gồm:
- Tờ trình đề nghị được thẩm định
- Quyết định phê duyệt của chủ đầu tư
- Cơ quan tổ chức quy hoạch đô thị
- Văn bản, giấy tờ cung cấp đầy đủ thông tin quy hoạch của các cơ quan và những chứng chỉ liên quan đến quy hoạch
- Bảng biểu thống kê số liệu
- Phụ lục, hình ảnh minh họa chi tiết về khu đất
- Bản đồ khu vực
- Toàn bộ phạm vi khu vực đã lập quy hoạch tỉ lệ 1/500
Thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 do UBND tỉnh-huyện hoặc bộ xây dựng duyệt
Theo đó, khi bạn đã có đầy đủ các loại giấy tờ cơ bản như trên thì bạn có thể làm hoàn tất thủ tục quy hoạch. Tại điều 31 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định có những cơ quan được phê duyệt gồm:
- Bộ xây dựng
- UBND cấp tỉnh
- UBND cấp huyện
Lưu ý, để tránh rắc rối và cần phải làm đi làm lại giấy tờ thì bạn nên kê khai các thông tin chính xác, chuẩn chỉnh, tuyệt đối không sai phạm và phải thật chi tiết. Tránh trường hợp khi các cơ quan giám định lại thì những gì kê khai lại khác với thực tế. Như vậy thì chắc chắn bạn sẽ không được cấp phép quy hoạch và phải điều chỉnh, sửa đổi lại rất mất thời gian.
Việc có đầy đủ giấy tờ và thực hiện đủ các thủ tục khi tiến hành xây dựng là rất cần thiết và quan trọng. Có 3 cơ quan hành chính có thẩm quyền phê duyệt thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 cho bạn như trên. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây là có ích đối với bạn đọc.