Quản lý phát triển đô thị: Đảm bảo tính bền vững

Thực hiện Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, trong những năm qua, công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị đã được thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Con số thống kê cho thấy, việc phát triển đô thị tính đến thời điểm này đã cơ bản đảm bảo được tính bền vững, góp phần an sinh xã hội, phát triển kinh tế.

Thực hiện Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị, trong những năm qua, công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị đã được thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch. Con số thống kê cho thấy, việc phát triển đô thị tính đến thời điểm này đã cơ bản đảm bảo được tính bền vững, góp phần an sinh xã hội, phát triển kinh tế.


Đô thị Việt Nam chiếm trên 70% GDP của cả nước. Ảnh: TL

Khắc phục nhiều hạn chế

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, trong những năm qua, đô thị Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đô thị ngày càng khẳng định được vai trò là động lực lớn của nền kinh tế khi tỷ lệ GDP chiếm trên 70% GDP của cả nước.

Tuy nhiên, việc phát triển đô thị thiếu quy hoạch, kế hoạch đã khiến cho bộ mặt đô thị trở nên nham nhở và thiếu sự đồng bộ. Từ thực tế đó, sự vào cuộc của Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 về quản lý đầu tư phát triển đô thị đã cho thấy sự phù hợp sau khi thi hành. Cụ thể, tình trạng thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường… đã được cải thiện.

Về phương diện quản lý, công tác lập quy hoạch đã được các ngành, các địa phương quan tâm, đặc biệt là quy hoạch không gian và quy hoạch xây dựng đô thị.

Với nhiều quy định mới, Nghị định 11/2013/NĐ-CP đã giảm thiểu được nhiều hạn chế, bất cập của Nghị định 02/2006/NĐ-CP về Quy chế khu đô thị mới. Cụ thể, tại Điều 36 khoản 1 về chuyển giao, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: “Các công trình đã hoàn thành thì chủ đầu tư được khai thác hoặc chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý, vận hành theo các mục tiêu ban đầu của dự án. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không chuyển giao hoặc chưa chuyển giao thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lí và đảm bảo chất lượng vận hành”.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng thổi giá bất động sản, Nghị định 11/2013/NĐ-CP đã cho phép UBND các tỉnh tùy theo thực tế của từng địa phương sẽ được phép quy định cụ thể cho khu vực nào được phép chuyển quyền sử dụng đất đã có đầu tư hạ tầng và cho phép người dân tự xây dựng, tuy nhiên vẫn phải tuân thủ theo quy hoạch của dự án.

Để tránh việc các địa phương tránh phê duyệt dự án tràn lan, Nghị định cũng đã tăng cường hơn vai trò xử lý, giám sát của các Bộ, ban ngành. Nếu như trước đây, chủ dự án trên 200 ha mới phải trình Chính phủ phê duyệt thì nay, không kể quy mô, kể cả những dự án chỉ 10 ha các địa phương sẽ phải báo cáo để lấy ý kiến từ các bộ, chuyên ngành trước khi phê duyệt dự án.

Đảm bảo tính bền vững

Từ việc đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển đô thị nên hiện nay, số lượng đô thị đã được nâng lên đáng kể với quy mô mở rộng và chất lượng được nâng cao.

Năm 2014, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị, mà trọng tâm là kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch.

Theo đó, các địa phương phải tiến hành lập chương trình phát triển đô thị của tỉnh, lập và phê duyệt khu vực phát triển đô thị, thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; rà soát, phân loại, điều chỉnh các dự án đầu tư phát triển đô thị; tăng cường kiểm soát các dự án từ khâu quy hoạch, chấp thuận đầu tư cho đến kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Các chương trình, đề án cấp quốc gia về phát triển đô thị tiếp tục được triển khai theo kế hoạch. Bộ Xây dựng cũng đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai việc nâng loại và công nhận loại đô thị đối với 20 đô thị.

Cũng từ những việc làm chặt chẽ trên, tính đến tháng 12/2014, cả nước có 774 đô thị (tăng 04 đô thị so với năm 2013), trong đó có 02 đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 21 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 67 đô thị loại IV và 627 đô thị loại V. Các chỉ tiêu về tỷ lệ đô thị hóa, chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị đều có chuyển biến tích cực so với năm 2013.

Một trong những chỉ tiêu của ngành xây dựng phấn đấu đạt được trong năm 2015 là tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 35,5%. Để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, trong năm tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; tích cực thực hiện Nghị định số 11/2013/NĐ-CP và chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng chương trình phát triển đô thị, phê duyệt các khu vực phát triển đô thị và thành lập các Ban quản lý khu vực phát triển đô thị…

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24