Phát triển "nóng" đô thị: Xé quy hoạch, vượt tầm quản lý

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Nếu như năm 1986 tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới 19% (khoảng 11,8 triệu người), thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người). Áp lực dân số cùng với hạ tầng đô thị không đồng bộ và phương thức quản lý không hợp lý đang khiến những đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM oằn mình trong thời kỳ quá độ.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Nếu như năm 1986 tỷ lệ dân cư sống tại đô thị Việt Nam mới 19% (khoảng 11,8 triệu người), thì đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người). Áp lực dân số cùng với hạ tầng đô thị không đồng bộ và phương thức quản lý không hợp lý đang khiến những đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM oằn mình trong thời kỳ quá độ.

Vùng lõi: nghẹt thở


“Vỏ” hoành tráng, “ruột” sập xệ là thực trạng dễ nhận thấy ở các đô thị hiện nay, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM. Việc bành trướng quy mô không gian đô thị về các hướng với hàng trăm khu đô thị mới, những con đường, khu dân mới cư mọc lên san sát và nhà cao tầng vươn lên chiếm lĩnh không gian dễ dàng khiến người ta ảo tưởng về một sự phát triển bùng nổ, hoành tráng và hiện đại.


Thế nhưng, khi “soi” kỹ đằng sau sự hào nhoáng đó, những vấn đề nhức nhối của đô thị mới thực sự hiện ra. Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nhà ở, không gian vui chơi công cộng, người dân mất đất, mất việc làm… là những hệ lụy đã được nhìn thấy từ nhiều năm trước nhưng loay hoay đến nay vẫn giải quyết chưa xong.


Tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị đã vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương. Biểu hiện là nhiều đô thị, công trình xây dựng thiếu bản sắc; các đô thị đặc thù ven sông, hồ, biển và miền núi chưa thể hiện rõ ý tưởng khai thác không gian; bản sắc văn hóa, đặc trưng của từng vùng, miền, các đặc thù sinh thái nhân văn trong quy hoạch và kiến trúc đô thị không rõ nét. Năng lực quản lý phát triển đô thị chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi của thực tế. Hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông, ngập nước, ô nhiễm… vẫn là mối lo ngại tại các đô thị.

PHAN THỊ MỸ LINH,
Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng

Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy trung bình mỗi tháng cả nước có thêm 1 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa tăng gần 10% trong giai đoạn 1999-2011 (từ 20,7% lên 30,5%).


Cùng với đó, dân số đô thị tăng 42%, từ 18,3 triệu người lên 26 triệu người, đó là chưa nói đến năm 2020 sẽ có khoảng 20 triệu người dân chuyển đến sống tại các thành phố. Trong khi đó, tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị chỉ khoảng 13% so với yêu cầu 20-25%; tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh (bãi đậu xe) dưới 1% so với yêu cầu 3-3,5%; chỉ khoảng 73% dân cư đô thị được cấp nước sạch, 60% người dân được sử dụng dịch vụ thoát nước, 30/755 đô thị có dự án thu gom xử lý nước thải tập trung và 15% các bãi chôn lấp rác thải rắn đạt vệ sinh; tỷ lệ mảng xanh trong đô thị rất thấp, 2-5m2/người so với mục tiêu 10-15m2/người…


Những con số này khiến nhiều người không khỏi băn khoăn về “cái áo” đô thị sẽ được cơi nới như thế nào để đảm bảo cuộc sống người dân khi tốc độ đô thị hóa tăng đến 45%, cư dân đô thị tăng lên khoảng 44-45 triệu người vào năm 2020?


Nghĩa là chỉ còn vỏn vẹn 8 năm để chuẩn bị cho các “đại đô thị” này, chưa kể tương lai xa hơn khi tốc độ đô thị hóa lên tới 80% và cư dân đô thị sẽ lên đến 60-70 triệu người. Viện Konrad Adenaur tại Việt Nam từng dự báo với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, đến năm 2020 dân số đô thị sẽ là 70,84 triệu người (số liệu của Bộ Xây dựng là 45 triệu người). Nếu tính toán của Konrad Adenaur trở thành thực tế, cuộc khủng hoảng đô thị nước ta khó tránh khỏi.


Tốc độ đô thị hóa tăng chóng mặt, trong khi đó diện tích nhà ở không tăng cùng, vấn đề việc làm cho người dân chưa được quan tâm đúng mức, đã dẫn đến tình trạng hàng vạn người có thu nhập từ thấp đến trung bình không có nhà ở, hàng vạn nông dân mất ruộng cho các dự án và không có việc làm đứng trước nguy cơ tái nghèo.


Đây cũng là nguyên nhân gây nên áp lực dân số đô thị ngày càng cao khi dòng người di cư vào thành phố kiếm việc làm do mất ruộng ngày một nhiều. Phát triển “nóng” đô thị còn đặt ra nhiều thách thức như chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, việc làm, liên kết đô thị - nông thôn, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng các vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh đô thị, biến đổi khí hậu…


Vùng ven: bị băm nát


Nếu như vùng lõi đô thị nghẹt thở trước áp lực dân số quá lớn đè nặng lên hạ tầng yếu kém, cũ kỹ thì các vùng ven đang đứng trước nguy cơ bị băm nát và bị đô thị lõi “nuốt chửng”.


Ranh giới hành chính và ranh giới đô thị gần như đã bị xóa nhòa tại TPHCM và Hà Nội. Điều này dẫn đến việc đô thị phát triển không có điểm dừng, diện tích đất nông nghiệp không ngừng biến mất nhường chỗ cho các khu đô thị mới.


- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24