- Điểm sáng trong phát triển mỹ quan đô thị, tiêu biểu cho lối sống văn minh, hiện đại của Hà Nội. Hàng chục KĐT mới được hoàn thành trong thời gian qua với cảnh quan đặc sắc, góp phần tạo nên diện mạo, kiến trúc đẹp, hiện đại cho Thủ đô. Có thể kể đến những KĐT được đánh giá có thiết kế đẹp, chất lượng sống rất cao như KĐT Nam Thăng Long - Ciputra Hà Nội; KĐT The Manor; Tổ hợp Vincom Royal City; KĐT Times city, KĐT Vincom Village - Long Biên... hay một số KĐT khác như Văn phú, Hyundai State, Nam Cường (Hà Đông), Linh Đàm, Việt Hưng... Hầu hết các KĐT này đều ứng dụng rộng rãi công nghệ hiện đại trong quản lý hạ tầng và quản lý dân cư như sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh, tiết kiệm năng lượng, hệ thống điện tử quản lý ra, vào KĐT, sử dụng thẻ cư dân điện tử... Nhiều KĐT đã được trao những giải thưởng về kiến trúc, thiết kế quan trọng như KĐT Vincom Village - Long Biên, KĐT Ciputra…
- Tạo động lực tại chỗ trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Đa số các KĐT mới đều được quy hoạch với đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội, đặc biệt là hạ tầng thương mại, trong đó nhiều khu thương mại cao cấp như Royal city, Times city..., tạo động lực cho phát triển kinh tế nói chung và có vai trò quan trọng trong phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại trên địa bàn TP. Bên cạnh đó, sự ra đời các KĐT tạo thêm những điểm vui chơi, giải trí, thể thao công nghệ, chất lượng cao vốn rất thiếu của Thủ đô Hà Nội như tổ hợp giải trí tại Royal city, Times city, Keangnam, the Manor... hay các bể bơi, các sân chơi thể thao tại các KĐT Linh Đàm, Văn Phú, Việt Hưng...
Trong giai đoạn tới, khi các dự án KĐT mới có quy mô lớn, quy hoạch hiện đại, cảnh quan đẹp như KĐT Tây Hồ Tây (210,43ha), KĐT TP giao lưu (95ha), Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai (214ha), KĐT Tây Mỗ - Đại Mỗ (280ha), KĐT The Manor Central Park (90ha)… được xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại.
2. Phát triển đô thị vệ tinh và các KĐT mới - khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.
Nghị quyết Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XV đã xác định một trong hai khâu đột phá là: “Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông” là điều kiện cần, tạo ra cơ hội phát triển mạnh về kinh tế. Tuy nhiên, theo chúng tôi, sự phát triển các đô thị vệ tinh, các KĐT mới hiện đại chính là điều kiện đủ để tạo nên sự phát triển đột phá trực tiếp trong giai đoạn 2016 - 2020 vì những lý do sau:
Một là, các đô thị vệ tinh và KĐT mới được hình thành sẽ giúp giảm mật độ dân số khu vực nội đô một cách hiệu quả nhất, từ đó góp phần giảm sức ép đến cơ sở hạ tầng khu vực nội đô. Do vậy những vấn đề bức xúc hiện nay trong khu vực nội đô như ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, sự quá tải của trường học, bệnh viện... tất yếu sẽ được cải thiện đáng kể.
Hai là, các đô thị vệ tinh và KĐT sẽ góp phần rất quan trọng trong xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Bên cạnh vẻ đẹp cổ kính của khu vực nội đô lịch sử, xây dựng các đô thị vệ tinh, đặc biệt là các KĐT mới với thiết kế không gian, kiến trúc công trình đẹp, hiện đại, áp dụng tối đa công nghệ cao trong xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý dân cư, sẽ là những điểm nhấn quan trọng trong bộ mặt cảnh quan của Thủ đô Hà Nội, góp phần tiến tới một xã hội văn minh, hiện đại.
Ba là, các đô thị vệ tinh và KĐT mới sẽ là động lực mới cho phát triển kinh tế Thủ đô. Với các tính năng được xác định trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các đô thị vệ tinh sẽ là các khu vực kinh tế mới của Hà Nội, có cơ hội phát triển kinh tế nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoặc dịch vụ trình độ, chất lượng cao. Đặc biệt, sự phát triển nhanh của hệ thống KĐT mới sẽ góp phần tích cực trong phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Quá trình xây dựng các đô thị vệ tinh, các KĐT mới cũng tạo điều kiện cho ngành xây dựng, thương mại, dịch vụ của TP phát triển.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, do nguồn lực có hạn, TP Hà Nội nên ưu tiên đầu tư xây dựng các đô thị vệ tinh mà có thể xác định được rõ động lực phát triển của các đô thị này, theo chúng tôi, đô thị vệ tinh Hoà Lạc và Sóc Sơn là hai đô thị có động lực phát triển rõ nét và nên được ưu tiên đầu tư trong thời gian tới.
Đô thị vệ tinh Hòa Lạc: Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, đô thị Hòa Lạc được định hướng là đô thị “thông minh”; là TP khoa học, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và là đô thị du lịch nghỉ dưỡng với quy mô dân số năm 2030 khoảng 0,6 triệu người, diện tích đất tự nhiên 20.113ha.
Hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh việc xây dựng đô thị Hòa Lạc như: nằm trên trục đại lộ Thăng Long, một số công trình đã và đang được xây dựng như Đại học quốc gia, khu công nghệ cao Hòa Lạc, nhiệm vụ xây dựng quy hoạch đang được thực hiện... Đô thị vệ tinh Hòa Lạc có động lực phát triển rất rõ, đó là các trường đại học, khu công nghệ cao đang được hình thành, sẽ thu hút một số lượng lớn sinh viên, người lao động lên sinh sống, học tập và làm việc; hệ thống các khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đã và đang được hình thành... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Việc xây dựng nhanh đô thị Hòa Lạc sẽ góp phần giảm áp lực dân số nội đô một cách hiệu quả nhất, đồng thời đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH Thủ đô do sự phát triển của khu công nghệ cao Hòa Lạc và các khu vực nghiên cứu.
Đô thị vệ tinh Sóc Sơn: Theo quy hoạch, phát triển đô thị Sóc Sơn trở thành đô thị dịch vụ gắn với bảo tồn khu vực núi Sóc, đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Bắc TP Hà Nội, khai thác tiềm năng cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Quảng Ninh, QL3 liên kết Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, với quy mô dân số năm 2030:
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: