Ông Đào Hữu Huyền được đánh giá là đại gia mới nổi kể từ khi cổ phiếu của DGC lên sàn vào năm 2014 và sau đó là DGL năm 2015. Năm 2015, ông lọt vào Top 30 người giàu có và quyền lực nhất sàn chứng khoán nhờ sở hữu cổ phiếu DGC và DGL với tổng giá trị cổ phiếu lên đến 700 tỷ đồng. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu một vài thông tin về ông chủ tập đoàn Hóa chất Đức Giang này nhé!
Ông Đào Hữu Huyền đã có 2 thập kỷ tại hóa chất Đức Giang
Trước khi là thủ lĩnh tại CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC), ông Đào Hữu Huyền đã bén duyên trong ngành hóa chất từ thập kỷ 90, khi làm việc tại một Nhà máy hóa chất Đức Giang, thời điểm đó là nhà máy thuộc quyền quản lý và sở hữu Nhà nước. Sau khi du học từ Áo, ông về Việt Nam và lập CTY riêng là CTY TNHH Văn Minh, chuyên nhập hóa chất từ Trung Quốc về bán ra thị trường trong nước.
Đào Hữu Huyền - Thủ lĩnh của tập đoàn hóa chất Đức Giang
Tháng 4/2004, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (khi đó có tên gọi là CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang) đã hoàn thành công tác và tiến hành cổ phần hóa, ông Đào Hữu Huyền và vợ là bà Nguyễn Thị Hồng Lan đã mua lại phần lớn cổ phần và trở thành nhóm cổ đông lớn nhất.
Từ thời điểm cổ phần hóa, vai trò của vị Chủ tịch họ Đào tại Hóa chất Đức Giang là không phải có bất kỳ bàn cãi, phần nào thể hiện qua tỷ lệ sở hữu lượng cổ phần lớn nhất của ông và gia đình mà một báo cáo của VCBS cập nhật vào khoảng tháng 8/2018 là 46,2%. Trong khi đó, căn cứ theo báo cáo tình hình tài chính và quản trị nửa đầu năm 2019, nhóm cổ đông Chủ tịch HĐQT DGC đang nắm 42,08% cổ phần tại doanh nghiệp này. Mức cổ phần giảm có thể do DGC tăng vốn điều lệ để có thể hợp nhất với Hóa chất Đức Giang Lào Cai.
Công ty hóa chất từng bước vững mạnh
DGC phát triển từng bước chắc chắn
Giới đầu tư chứng khoán đánh giá cao sự hiện diện của Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Huyền tại DGC. Với kinh nghiệm hàng chục năm của ông trong lĩnh vực, ngành nghề hóa chất, cộng thêm những quyết sách M&A với một số doanh nghiệp, CTY đã khiến DGC phát triển từng bước một vững trãi, chắc chắn và không chỉ đơn thuần sản xuất kinh doanh mặt hàng, sản phẩm truyền thống bột giặt, nguyên liệu sản xuất bột giặt, mà còn mở rộng sang một số lĩnh vực như: Sản xuất hóa chất công nghiệp, hóa chất tinh khiết,....
Hóa chất Đức Giang dưới sự chèo lái của Đào Hữu Huyền ngày càng phát triển
Trong một bản tin, CTY chứng khoán VCBS nhận định: ”DGC có lợi thế từ chính sách cắt giảm ô nhiễm, khói bụi của Trung Quốc, có ưu thế về chi phí điện đầu vào và thuế xuất khẩu so với các đối thủ nước ngoài. Trong nước, DGC được hưởng lợi rất nhiều nhờ chính sách bảo hộ phân bón MAP”.
DGC tăng trưởng đột biến
Năm 2018, DGC tăng trưởng,phát triển đột biến về mặt lợi nhuận khi nhận sáp nhập Hóa chất Đức Giang Lào Cai và các CTY con. Theo đó, kết quả trong hoạt động kinh doanh trở nên tích cực hơn với doanh thu có giá trị lên tới 6.000 tỷ/năm, trong đó hơn 90% đến từ xuất khẩu, lợi nhuận đạt 900 tỷ đồng.
Trong năm 2019, lũy kế 9 tháng doanh thu thuần của CTY này đạt 3.641 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ trong năm 2018, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 2.838 tỷ đồng, đóng góp 78% tỷ trọng. Tương ứng với lợi nhuận sau thuế đạt giá trị lên đến 397 tỷ đồng, giảm đến 36%, thực hiện được 45,5% chỉ tiêu năm.
Tính đến ngày 30/9/2019, lượng hàng tồn kho, dự trữ của CTY tăng 113 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, lên giá trị xấp xỉ 910 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm 180 tỷ đồng, xuống còn 4.550 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng giảm 420 tỷ đồng, xuống còn 1.144 tỷ đồng – trong đó vay nợ thuê tài chính ngắn hạn là 703 tỷ đồng (giảm 430 tỷ đồng so với đầu năm).
Ngoài kinh doanh, ông Đào Hữu Huyền còn là điểm son của bóng chuyền 2020
Nhìn tổng thể về hệ thống bóng chuyền Việt Nam năm 2020 không có gì nổi bật, chưa nói là yếu kém và sa sút về chuyên môn khi bóng chuyền nữ thì các đội có truyền thống như Ngân hàng Công Thương, Bình Điền Long An không nằm trong Top 3. Bóng chuyền nam thì vẫn giữ nguyên như cũ với 2 gương mặt quen thuộc vào chung kết là Sanest Khánh Hòa và TPHCM, hiện tượng VLXD Bình Dương nằm trong Top 4 thì sẽ phải tranh chung kết ngược...Do đó, sự tỏa sáng của CLB đội bóng nữ Hóa Chất Đức Giang Hà Nội đã giúp đích đến của giải VĐQG PV Gas 2020 thú vị hơn.
Ông đầu tư vào thể thao - Đặc biệt là với bóng chuyển - CLB bóng chuyển Hóa Chất Đức Giang Hà Nội
Nhưng sự thành công của ngôi vị á quân Hóa Chất Đức Giang Hà Nội sẽ không có được nếu họ không nhận được sự quan tâm kỹ lượng và tận tình của doanh nhân Đào Hữu Huyền (Chủ tịch Tập đoàn Hóa Chất Đức Giang). Là chủ của một tập đoàn hóa chất lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam, quản lý hàng nghìn công nhân nhưng ông vẫn dành rất nhiều thời gian để có thể gắn bó với đội bóng chuyền nữ Hóa Chất Đức Giang để động viên, nhắc nhở và chăm lo cho đời sống, cuộc sống hàng ngày các cầu thủ.
CLB của ông Đào Hữu Huyền có chế độ lương thưởng "khủng" nhất
Nhiều chuyên gia phân tích và người hâm mộ khi xem bài viết Đội bóng "Nghèo" chi tiền lương "Khủng" để giữ chân Bích Tuyền! nghĩ rằng Bích Tuyền nhận mức lương khủng 50 triệu đồng/ tháng là cao nhất Việt Nam. Nhưng ông Đào Hữu Huyền cho rằng vẫn thua xa chế độ của các cầu thủ đội của ông.
Thường xuyên có mặt trên sân để cổ vũ cho các vận động viên
Theo ông tiết lộ nếu tính luôn cả hoa hồng hay tiền "lót tay" 1 tỷ đồng 2 năm cùng mức lương hàng tháng thì cầu thủ khi đến với CLB của ông nhận lương tương đương 80 triệu đồng/ tháng. Chưa kể tiền thưởng mà ông sẽ tặng thêm khi các cầu thủ Hóa Chất Đức Giang Hà Nội thi đấu tốt, đạt thành tích và kết quả như năm nay hơn 2 tỷ đồng cho ngôi á quân và 500 triệu đồng cho đội trẻ đạt hạng 3 giải vô địch trẻ toàn quốc, thì mức thu nhập các cầu thủ nơi đây đạt "đỉnh" của bóng chuyền Việt Nam năm 2020.
Bởi đó là nguyên tắc, phong cách sống của ông, họ là những cầu thủ có tài năng và tinh thần thi đấu cố gắng, cống hiến, xứng đáng nhận được quyền lợi tốt. Ông tiết lộ, ở tập đoàn của ông nhiều người còn có thể nhận thu nhập hơn 2 tỷ đồng/ năm (Lương gần 200 triệu đồng/ tháng) vì họ giỏi chuyên môn, đóng góp nhiều cho công ty.
Bóng chuyền Việt Nam thật may mắn khi có ông!
Ông Đào Hữu Huyền có một câu nói bất hủ và rất nổi tiếng: "Tôi dặn các cầu thủ ra sân chỉ cần chào một bên khán đài thôi, vì khán đài kia đâu có khán giả đâu mà chào..." Ông nói cũng không sai khi nhiều trận đấu tại giải quốc gia, khán đài trống trơn, hiu hắt...khiến các cầu thủ cũng chạnh lòng với nghề. Nhưng ông không chỉ nói trêu, đùa vui chơi mà ngược lại, ông giúp các trận đấu của giải VĐQG sôi động và hấp dẫn hơn khi cho và đề xuất công nhân nghỉ làm để đi cổ vũ cho đội bóng Hóa Chất Đức Giang thi đấu, nhờ vậy mà mỗi trận đấu của họ, các cầu thủ 2 đội đều có cảm giác rất hưng phấn, cống hiến quyết tâm.
Đặc biệt, ông là doanh nhân đầu tiên sẵn sàng bỏ tiền ra để làm giải thưởng cho giải bóng chuyền trẻ toàn quốc 2020 khi LĐBCVN không còn kinh phí trao giải. Ông chia sẻ, dù là giải trẻ nhưng cũng phải có chút "quà", phần thưởng cho các cháu vì họ đã tập luyện và thi đấu rất nhiệt huyết, chẳng lẽ đạt giải mà lại ra về tay không thì tội nghiệp các cháu quá. Đây cũng không phải lần đầu tiên mà ông đã đứng ra hỗ trợ cho LĐBCVN, còn nhớ khi đội tuyển U23 Việt Nam thi đấu quốc tế đạt thành tích tốt, ông cũng đã trao thưởng trăm triệu cho các tuyển thủ trẻ.
Đam mê với thể thao
Dĩ nhiên, với tấm lòng nhiệt huyết dành cho CLB bóng chuyền Việt Nam thì LĐBCVN không thể không gửi lời mời doanh nhân Đào Hữu Huyền vào đóng góp cho LĐBCVN nhiệm kỳ mới để giúp bóng chuyền Việt Nam phát triển hơn.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tintiểu sử doanh nhân Việt Namnhé!