Hình minh họa
Giảm tiền cho khách thuê, chủ nhà lo ôm nợ
Không chỉ người thuê nhà khóc ròng vì chi phí sinh hoạt mùa dịch, các chủ nhà, người cho thuê cũng lên tiếng. Nhiều người chủ nhà khác cũng đang trong tình trạng dở khóc dở cười bởi vừa phải gồng gánh trả lãi ngân hàng cho nhà / mặt bằng của mình, vừa đau đầu vì bài toán lấp đầy phòng, cắt lỗ mùa dịch… Giải pháp mà nhiều chủ nhà lựa chọn là giảm giá tiền cho người thuê mua nhằm giữ chân khách hàng cũng là động thái làm việc tốt, giúp sức cộng đồng vượt qua mùa dịch. Nhưng, không phải ai cũng như vậy.
Theo tìm hiểu, có một thực tế mà nhiều chủ nhà thừa nhận, là tiền đóng lãi ngân hàng cũng như chi phí điện, nước, rác thải… không giảm trong mùa dịch này khiến họ cũng gặp khó khăn. Nhiều chủ nhà chạy vạy, vay mượn, xây sửa phòng ốc, làm phòng trọ số lượng lớn. Dịch đến, họ cũng đứng giữa vòng vây các loại thuế, phí, lãi khác nhau và không phải ai cũng đủ khả năng để chi trả một lúc các loại phí này, cho lượng lớn nhà, phòng họ sở hữu.
Ai bảo ở chung cư không tình làng nghĩa xóm?
Vừa về tới nhà, vợ chồng anh Dũng được báo toà nhà sẽ bị phong toả “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong thời gian tới. Do quá gấp nên vợ chồng anh cũng chưa chuẩn bị được nhu yếu phẩm cần thiết.
Tuy nhiên, nỗi lo không kéo dài bởi ngay lập tức trên diễn đàn của nhóm cư dân liên tục xuất hiện các thông tin hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Những cư dân thuộc các block còn lại chưa bị phong toả tình nguyện đi mua giúp các nhu yếu phẩm. Những hộ bị phong toả ai cần gì chỉ cần liệt kê ra sẽ có người đi mua vào giao ngay. Thậm chí, nhiều người còn nhận mua miễn phí dù họ chưa hề quen biết nhau. Một người đăng thông báo sẽ tặng 150 ổ bánh mì, người tặng cơm, cafe, có người tặng cả trà sữa cho cư dân bị phong tỏa.
Từ khi lên Thành phố Thủ Đức, chưa thấy gì chỉ thấy giá nhà đất tăng
Giá nhà đất ở Thủ Đức vốn đã cao nay lại càng cao hơn kể từ khi khu vực này được nâng cấp lên thành phố. Nhiều người hi vọng, dịch bệnh Covid-19 sẽ khiến giá nhà đất ở đây tụt giảm nhưng thực tế lại đang ngược lại.
Phường Trường Thạnh (quận 9 cũ) khu vực quanh tuyến đường Tam Đa vẫn không khác gì nhiều so với thời điểm cách đây chục năm. Cảnh quan nơi đây cảm giác quen thuộc như đang ở một vùng nông thôn miền tây nào đó. Những còn đường đất nhỏ len lỏi dọc rặng dừa nước xanh ngát, những ngôi nhà tạm bợ, nhiều dãy trọ công nhân nghèo. Thỉnh thoảng sẽ có những khu đất rộng lớn được quây tôn đã hoen gỉ, bên trong cỏ cây mọc um tùm chỉ có đàn bò ung dung gặm cỏ.
Doanh nghiệp phải phân kỳ đầu tư, sống chung với dịch
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đã khiến nhiều lĩnh vực tê liệt bởi mức độ lây lan nhanh, diễn biến phức tạp. Trong lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp xem đây là “khoảng lặng” buộc phải chấp nhận với những chiến lược dài hạn hơn.
Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp cũng phải có cách nhìn dài hạn, chiến lược kinh doanh không chỉ đoán định, mà phải bám sát các cơ chế chính sách của cơ quan nhà nước. Bởi lẽ, các chính sách liên quan đến bất động sản có độ trễ tương đối lâu so với chính sách khác, thường từ 6 tháng mới có tác động nhiều đến thị trường.
Nhiều dự án vướng ở khâu thỏa thuận đất đai với người dân
Thời gian qua, ở Đồng Nai có nhiều dự án thuộc diện nhà đầu tư phải tự thỏa thuận, mua lại quyền sử dụng đất (QSDĐ) của người dân. Vì vậy, có những dự án chỉ vướng một vài hộ dân không chuyển nhượng lại QSDĐ, doanh nghiệp (DN) rất khó triển khai.
Tại Đồng Nai đang có những dự án Nhà nước không thu hồi đất và DN phải tự thỏa thuận với người dân để mua lại QSDĐ đang gặp khó khăn cần có chính sách để tháo gỡ. Cụ thể là địa điểm thực hiện dự án, DN đã thỏa thuận mua lại QSDĐ của gần hết khu đất, nhưng còn 2-6% diện tích các hộ dân chưa chịu chuyển nhượng, dự án đành phải nằm chờ. Việc này dẫn đến không ít công trình kéo dài nhiều năm không thể triển khai. Do đó, phía chính quyền địa phương cũng như các chủ dự án đều mong Chính phủ sớm có chính sách tháo gỡ hài hòa cho cả DN lẫn người dân có đất trong những dự án trên.
TP HCM kiến nghị 'cởi trói' gần 700 ha đất
Theo UBND TP HCM, do thời gian "treo" quá lâu, việc thực hiện quy hoạch tại 3 khu công nghiệp (KCN) với diện tích lên đến 675 ha trên địa bàn 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi không còn khả thi. Vì thế, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xóa "treo" nhằm quy hoạch nơi khác khả thi hơn.
Trong 3 KCN được UBND TP HCM kiến nghị xóa khỏi quy hoạch, KCN Bàu Ðưng (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) có diện tích 175 ha, được giao cho một chủ đầu tư từ năm 2008 nhưng 1 năm sau thì công ty này không tham gia đầu tư. Hiện dự án này vẫn chưa có chủ đầu tư và chưa triển khai
Xây nhà trong thời giãn cách: Nơi cấm, nơi cho
Việc cấm hay không cấm xây nhà tại TP HCM trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, mỗi nơi quyết mỗi kiểu, khiến không ít người thắc mắc
Công trình ở trên đường Bình Đông (phường 15, quận 8) cùng một công trình ở quận 6 đang trong quá trình đẩy nhanh thi công để hoàn thiện thì ông và chủ nhà được thanh tra xây dựng địa bàn yêu cầu tạm dừng theo yêu cầu chống dịch, giãn cách xã hội của UBND TP. Trong khi đó, công trình trong hẻm 211 Hoàng Văn Thụ (phường 8, quận Phú Nhuận) thì vẫn được phép thi công nhưng chỉ cho 3 người hoạt động tại công trình. Riêng 2 công trình ở quận Bình Tân và TP Thủ Đức thì được thanh tra địa bàn gửi văn bản ghi rõ: "Cho phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ nhưng phải đủ điều kiện phòng chống dịch".
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: