Nóng trong tuần: Cảnh báo chiêu trò lừa đảo mua bán đất mùa dịch

NoiThatXhome.vn - Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn hoãn nợ; Ít tiền về quê mua đất, tưởng không lời ai ngờ lời không tưởng; Cảnh báo bẫy đặt cọc nhà, đất giá rẻ mùa dịch; 'Bóc mẽ' kiểu làm giá nhà, ăn tiền chênh của môi giới... là những thông tin nóng trong tuần qua.

NoiThatXhome.vn - Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn hoãn nợ; Ít tiền về quê mua đất, tưởng không lời ai ngờ lời không tưởng; Cảnh báo bẫy đặt cọc nhà, đất giá rẻ mùa dịch; 'Bóc mẽ' kiểu làm giá nhà, ăn tiền chênh của môi giới... là những thông tin nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Đuối lắm rồi ngân hàng ơi!

Thu nhập giảm sút, mất việc làm vì dịch bệnh Covid – 19 khiến nhiều người vay tiền mua nhà đang “vật vã” với khoản tiền lãi gốc phải trả mỗi tháng. Họ đang chờ đợi sự “động lòng” của các ngân hàng, nếu không có nhà băng hỗ trợ nhiều người không còn khả năng cầm cự.

Từ mức thu nhập hơn 30 triệu đồng mỗi tháng nhưng nay vợ chồng anh Hùng (TP. Thủ Đức) không còn khoản thu nào. Trước đây, việc kinh doanh quán cà phê nhỏ giúp anh chị có thu nhập ổn định nhưng từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát thì công việc không còn suôn sẻ.

Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn hoãn nợ

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13.3.2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Dự thảo cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 với phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09.6.2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.

'Bóc mẽ' kiểu làm giá nhà, ăn tiền chênh của môi giới

Do dịch Covid-19 kéo dài, thị trường bất động sản không còn là môi trường dễ kiếm ăn của môi giới như trước đây, do đó, có không ít môi giới để sống với nghề đã phải đưa ra nhiều "mánh" kiếm tiền. Không ít người dù dịch vẫn kiếm được chục triệu đồng trong vài tuần.

Theo môi giới Nguyễn Anh Toản, sàn bất động sản Nam Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ, hiện nay không ít môi giới vẫn dùng cách thức "lướt sóng qua tay" là mua từ chủ đất sau đó rao bán lại để ăn tiền chênh. Ví như, với mảnh đất nền mua khoảng 2,1 tỷ đồng, khoảng vài môi giới góp tiền mua lại và rao bán với giá tầm 2,175 - 2,2 tỷ đồng. Với đất nền, môi giới có thể ăn tiền chênh từ 50 - 100 triệu đồng/nền, với chung cư hoặc nhà đất, số tiền chênh có thể còn cao hơn.

Ít tiền về quê mua đất, tưởng không lời ai ngờ lời không tưởng

Với số vốn vài trăm triệu đồng rất khó làm nên “cơm cháo” gì nếu so với giá nhà đất ở TP.HCM hiện nay. Tuy nhiên, cũng số tiền ấy nếu biết bỏ đúng nơi, đúng chỗ sẽ sinh sôi nảy nở một cách bất ngờ. Năm 2019, với số tiền tích luỹ gần 500 triệu đồng, vợ chồng chị Thuý cũng giống bao gia đình trẻ khác khao khát mua được một căn nhà ở TP.HCM. Tuy nhiên, để tìm được một căn hộ “bé bé, xinh xinh” như mong muốn anh chị cũng phải trả cái giá khoảng 1,7 tỉ đồng.

Nghĩa là, muốn mua căn hộ đó thì vợ chồng chị Thuý phải vay thêm ngân hàng số tiền 1,2 tỉ đồng. Số tiền mỗi tháng phải trả ngân hàng gồm cả gốc và lãi lên đến hơn 15 triệu đồng khiến chị Thuý “ớn lạnh”. Trong khi tổng thu nhập của hai vợ chồng chỉ khoảng 25 triệu đồng khiến phương án mua nhà “đổ bể”..

Cảnh báo bẫy đặt cọc nhà, đất giá rẻ mùa dịch

“Thoát hàng nhanh vì dịch”, “nợ ngân hàng buộc bán lỗ”... là những lời rao bán bất động sản (BĐS) nhằm thu hút người mua nhà để ở lẫn nhà đầu tư trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo người mua lẫn người bán cần cẩn trọng khi tiến hành giao dịch để tránh sập bẫy lừa đảo.

Lừa bán nhà, đất, nhận tiền đặt cọc rồi trốn mất tăm là cái bẫy mà nhiều người mua nhà dính phải. Khi người mua giao tiền cọc, theo hợp đồng thì sau 1-2 tháng sẽ ký kết hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, khi tới thời hạn, người bán viện đủ lý do không thể ra công chứng rồi bỏ trốn.

Khan hiếm nhà xã hội, Bộ Xây dựng cảnh báo chiêu lừa đặt cọc chốt suất mua

Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng trên các trang thông tin bất động sản, rất nhiều đơn vị môi giới đã mạo danh chủ đầu tư rao bán, tìm đủ mọi cách lừa người mua đặt cọc nhà ở xã hội (NƠXH).

Thực trạng trên đã được báo chí phản ánh tại không ít dự án NƠXH thời gian qua. Ghi nhận tại Hà Nội, vào cuối tháng 12/2020, dự án NƠXH Thượng Thanh của Công ty CP BIC Việt Nam và Him Lam Thủ đô được động thổ. Ngay sau đó nhiều trang web về dự án lập tức xuất hiện nhan nhản. Trên mạng xã hội cũng tràn lan hình ảnh, quảng bá, tư vấn và nhận đặt cọc chỗ mua suất tại dự án.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24