Nới Tân Sơn Nhất về hướng nào?

Trong khi dự án Bộ Giao thông Vận tải sắp trình Thủ tướng nghiêng về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất ra cả 2 hướng Nam và Bắc thì nhóm chuyên gia của TP HCM quả quyết phương án mở rộng hướng Bắc là phù hợp nhất

Trong khi dự án Bộ Giao thông Vận tải sắp trình Thủ tướng nghiêng về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất ra cả 2 hướng Nam và Bắc thì nhóm chuyên gia của TP HCM quả quyết phương án mở rộng hướng Bắc là phù hợp nhất

Theo kế hoạch, đầu tháng 3, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ hoàn tất dự án quy hoạch mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Chỏi nhau

Dự án trên do Tư vấn ADP-i của Pháp thực hiện. Theo đó, Tư vấn ADP-i đưa ra 6 phương án, bao gồm 5 phương án mở rộng sân bay chủ yếu về hướng Nam và 1 phương án mở rộng sân bay về hướng Bắc. Trong đó, Bộ GTVT nghiêng về phương án mở rộng sân bay về cả 2 hướng.

Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo hướng nào đang còn nhiều tranh luận Ảnh: Hoàng Triều

Theo phương án này, giai đoạn 1 (khoảng 2-3 năm) sẽ mở rộng nhà ga hành khách về phía Nam để kết nối thuận lợi với các nhà ga hiện hữu. Sau đó sẽ mở rộng về phía Bắc (phía sân golf hiện hữu) để xây dựng các công trình bảo đảm hậu cần sân bay như nhà ga hàng hóa, logistics đồng bộ, sửa chữa máy bay và các công trình dịch vụ kỹ thuật khác như suất ăn, xăng dầu, tập kết mặt đất...; thời gian xây dựng khoảng 1 năm.

Theo Bộ GTVT, thời gian thi công theo phương án đưa ra đáp ứng được "đầu bài" của Chính phủ là phương án nâng cấp mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất phải bảo đảm có tính khả thi cao, có thể hoàn thành nhanh nhất trong vòng 1-2 năm.

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật hàng không Trường ĐH Bách khoa TP HCM - thành viên nhóm chuyên gia được Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân thành lập để cố vấn về các phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất - lại cho rằng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc là phương án khả thi. Cụ thể, nếu khai thác ở công suất 50 triệu khách/năm thì chỉ cần duy trì 2 đường băng hiện hữu, xây dựng thêm các công trình giao thông kết nối trong và ngoài sân bay. Còn nếu mở rộng công suất lên 70 triệu hành khách/năm vào năm 2025 hoặc cao hơn thì cần xây dựng đường băng số 3 để tăng năng lực khai thác.

Ông Nguyễn Thiện Tống còn cho rằng nhóm nghiên cứu chuyên gia đã so sánh các phương án, đều thỏa mãn yêu cầu đặt ra là mở rộng nhà ga về phía Bắc để bảo đảm không kẹt xe cho phía Nam sân bay, qua đó tăng hiệu quả kinh tế - xã hội cho TP HCM. Nếu mở rộng sân bay về hướng Nam là không hiệu quả vì không giải quyết được vấn đề kẹt xe.

Ngược lại, ông Nguyễn Bách Tùng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC - doanh nghiệp trước đây từng làm tư vấn cho dự án này), bảo lưu quan điểm: Chỉ nên phát triển sân bay về phía Nam, bởi nếu phát triển lên phía Bắc sẽ phức tạp và tốn kém, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng.

Cần tìm giải pháp nhanh, rẻ?

Thiếu tướng Trần Hữu Nam, Phó cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng, cho rằng về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên hàng trăm triệu khách/năm với điều kiện phải chi rất nhiều tiền. Tuy nhiên, chúng ta không phải là nhà giàu nên phải tính toán phương án đầu tư trong khả năng cho phép mà vẫn bảo đảm hiệu quả.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất là để "giải cứu" chứ không phải đặt mục tiêu nâng công suất lên quá cao, vì sau này đã có sân bay quốc tế Long Thành. Do đó cần tìm giải pháp nhanh, rẻ và hiệu quả khi mở rộng sân bay này.

Đưa ra quan điểm của mình về phương án mở rộng, "giải cứu" sân bay Tân Sơn Nhất, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, có cùng lựa chọn với nhóm chuyên gia của TP HCM. Ông cho rằng việc xây dựng các công trình mở rộng về phía Bắc là cần thiết bởi hệ thống kho hàng hiện hữu ở sân bay Tân Sơn Nhất còn chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đến TP HCM dự báo tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Theo ông Thắng, các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet... đều đang có kế hoạch mua máy bay chở hàng riêng. Việc bố trí khu logistics chuyên dụng cùng ga hàng hóa ở phía Bắc là phù hợp với Quyết định 1021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch logistics toàn quốc, trong đó xác định Tân Sơn Nhất cần thêm ít nhất 7-8 ha làm khu logistics chuyên dụng; bảo đảm hangar (xưởng sửa chữa máy bay) sửa chữa máy bay cho hoạt động khai thác tại Tân Sơn Nhất. Hiện tại, hệ thống hangar tại Tân Sơn Nhất chủ yếu chỉ đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật máy bay của Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar chưa được bố trí đất xây dựng.

Sẽ bỏ sân golf trong sân bay

Việc chọn phương án nào được giới chuyên gia cho là phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý trong đề xuất của Tư vấn ADP-i là trong tất cả 6 phương án đặt ra đều đặt vấn đề lấy đất sân golf để mở rộng sân bay. Trong đó, tổng diện tích mở rộng là 112,5 ha, bao gồm 46,2 ha về phía Nam và 66,2 ha về phía Bắc.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24