Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh thành thuộc khu vực Đông Nam Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là nơi có tiềm năng về dầu khí với các mỏ dầu có giá trị đã được phát hiện. Trong bài viết này, Bất Động Sản Express sẽ tổng hợp thông tin về quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu chi tiết nhất.
Tìm hiểu tổng quan về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm ở khu vực Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai. Phía Tây thì giáp thành phố Hồ Chí Minh. Phía đông giáp với Biển Đông và tỉnh Bình Thuận. Còn phía nam thì giáp Biển Đông.
Tỉnh Bà Rịa có 8 đơn vị hành chính cấp huyện. Gồm có 2 thành phố là thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa, 1 thị xã và 5 huyện. 82 đơn vị hành chính cấp xã gồm 29 phường, 6 thị trấn, 47 xã.
Thông tin về quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2030
Quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu lĩnh vực đất đai
Dự án quy hoạch chung của tỉnh Bà Rịa
Nội dung quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm của phía nam. Đây là một trong những nơi mang đầy tiềm năng phát triển.
Theo quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu, trong tương lai, diện tích tỉnh Vũng Tàu sẽ mở rộng thêm 1.000 ha. Trong đó bao gồm 7 khu vực là khu đảo Long Sơn, Gò Găng, Bắc Phước Thắng. Khu đô thị hiện hữu, khu vực công nghiệp - cảng, khu Bắc Vũng Tàu và khu phát triển du lịch ven biển Chí Linh - Cửa Lấp.
Riêng khu Chí Linh - Cửa Lấp sẽ tập trung phát triển hỗn hợp với các khu chức năng. Gồm có khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf, khu dân cư đô thị. Ngoài ra còn có các không gian mở công cộng, quảng trường biển và dịch vụ thương mại.
Tổng diện tích khu đất quy hoạch rộng khoảng 1.114 ha. Trong đó phần đất để xây dựng đô thị khoảng 1034 ha. Quỹ đất để phát triển du lịch, dịch vụ thương mại và quảng trường biển chiếm tối thiểu 50% diện tích đất xây dựng đô thị. Quy mô dân số có số lượng tối đa khoảng 45.000 người.
Nội dung quy hoạch giao thông
Tỉnh Bà Rịa đã đặt ra mục tiêu hình thành 3 cụm cảng chính. Với mục tiêu đẩy mạnh khai thác, tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu cho khu vực. 3 cụm cảng được quy hoạch là cảng Đồng Nai, cảng thành phố Hồ Chí Minh, và cảng Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cũng được đầu tư phát triển. Mục tiêu là để hình thành cửa ngõ quốc tế cho khu vực Kinh tế trọng điểm Phía Nam.
Ngoài ra, hệ thống giao thông tại tỉnh Bà Rịa cũng được chú trọng phát triển. Với mức đầu tư gần 1 tỷ USD, 20 công trình giao thông sẽ được hoàn thiện. Tạo điều kiện để kết nối tỉnh Bà Rịa với các khu vực lân cận.
Nội dung quy hoạch hạ tầng
Tỉnh Bà Rịa được định hướng trở thành trung tâm kinh tế, đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh. Với tiềm năng lớn về công nông nghiệp, xuất nhập khẩu biển, du lịch, việc quy hoạch hạ tầng là rất cấp thiết.
Một số khu vực nghỉ dưỡng được đầu tư hạ tầng rất quy mô. Có thể kể đến như Safari Hồ Tràm của chủ đầu tư Novaland, Vidotour. Khu phức hợp du lịch Núi Dinh do FLC làm chủ đầu tư, công viên thể thao Phú Mỹ 3, Công viên Bàu Trũng,...
Quy hoạch xây dựng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Nội dung thực hiện quy hoạch thành phố Bà Rịa
Mục tiêu thực hiện quy hoạch thành phố Bà Rịa
Việc quy hoạch thành phố Bà Rịa Vũng Tàu để nơi này trở thành khu đô thị loại I. Là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội, hành chính - chính trị của tỉnh. Đồng thời là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thành phố này còn có vai trò kết nối kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh. Đảm nhiệm vai trò cung ứng sản phẩm dịch vụ cho các khu công nghiệp. Đây còn là nơi tiêu thụ nông sản nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa tiêu dùng cho các vùng lân cận.
Dự án quy hoạch chung của thành phố Bà Rịa
Nội dung quy hoạch cảnh quan thành phố:
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hài hòa với không gian xây dựng và không gian cảnh quan.
- Xây dựng thành phố trở thành đô thị văn mình, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Phát triển bền vững, có môi trường xanh, sạch, đẹp, kiến trúc cảnh quan đậm nét miền Đông Nam Bộ.
- Xây dựng đô thị phát triển theo cấu trúc tập trung với không gian mở. Khẳng định vị thế trong vùng, tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bà Rịa
Phát triển, nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật:
- Tập trung đầu tư vào việc ngầm hóa toàn bộ hệ thống cấp điện và cáp quang.
- Đầu tư xây dựng dự án Rạch Thủ Lựu.
- Mở rộng, nâng cấp đường Cách mạng tháng Tám, trục đường chính của vùng trung tâm. Tập trung vào các tuyến đường giao thông là bộ mặt của đô thị như: đường Trần Hưng Đạo, đường Võ Thị Sáu, đường Nguyễn Tất Thành nối dài,...
- Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của 1.680 ha khu đô thị mới. Kết hợp với việc phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn. Hình thành khu đô thị mới phía Nam QL51 với hạ tầng kỹ thuật, khu dịch vụ thương mại, khu nhà ở, trường học,...
Bản đồ quy hoạch hạ tầng thành phố Bà Rịa
Phát triển văn hóa – xã hội:
- Tập trung phát triển các dự án xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao chất lượng văn hóa.
- Đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- Xây dựng, nâng cấp, cải tạo 100% trường học đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
- Thực hiện các chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”, chính sách an sinh xã hội.
Nội dung quy hoạch thành phố Vũng Tàu
Mục tiêu trong việc thực hiện quy hoạch thành phố Vũng Tàu
Mục tiêu ban đầu là để biến thành phố này trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng. Trở thành đầu mối giao lưu của vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và ở phía Nam.
Thành phố Vũng Tàu cũng được định hướng để trở thành trung tâm du lịch, thương mại - tài chính - ngân hàng. Phát triển dịch vụ hậu cần thủy hải sản, hàng hải, cảng biển, khai thác và chế biến dầu khí của cả nước. Đồng thời, đây còn là nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.
Nội dung quy hoạch hệ thống giao thông vận tải trên toàn thành phố
Đường bộ: Xây dựng tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, nâng cấp quốc lộ 51 theo định hướng giao thông vùng. Mục đích là nhằm kết nối thành phố với các vùng trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh.
Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu thống nhất với quy hoạch phát triển vận tải đường sắt Việt Nam. Quy mô và vị trí tuyến, ga phải tuân thủ các quy hoạch chuyên ngành được duyệt.
Đường hàng không: Thực hiện các dự án quy hoạch với mục đích phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam. Đồng thời tiến hành các quy hoạch vùng có liên quan.
Đường thủy nội địa: Xây dựng hệ thống cảng nội địa, khai thác có hiệu quả các luồng tuyến chính trên sông. Bao gồm sông Dinh: sông Rạng; sông Chà Và; sông Mũi Dùi; sông Ba Cội; sông Sao; sông Cỏ May - Cửa Lấp; Rạch Tre và Rạch Bến Đình.
Đường biển: Xây dựng cảng biển, kết nối đồng bộ với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Các khu bến cảng gồm: Long Sơn, Sao Mai - Bến Đình, cảng trên sông Dinh. Cùng với đó là hệ thống các bến tàu khách, bến du thuyền tại Bãi Trước và Bãi Dâu. Đồng thời thực hiện nâng cấp tuyến đường giao thông hiện có, kết nối khu vực trung tâm với vùng ven biển.
Giao thông công cộng: Phát triển hệ thống giao thông xe buýt nhằm phục vụ nhu cầu đô thị, liên kết với các khu vực lân cận.
Bản đồ quy hoạch thành phố Vũng Tàu
Những thông tin về quy hoạch Bà Rịa Vũng Tàu đã được Bất Động Sản Express tổng hợp chi tiết. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ tìm ra được hướng đầu tư đúng đắn nhất. Nếu như còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin hãy liên hệ qua hotline 0886.6868.98 để được giải đáp.