Trung tâm tài chính này vẫn giữ tình trạng đắt đỏ trong báo cáo chi phí sinh hoạt năm 2020 của ECA International ngay cả khi đại dịch và căng thẳng chính trị đè nặng lên chi phí thuê nhà của thành phố.
Tokyo (thứ 2), New York (thứ 3) và Geneva (thứ 4) đều giữ nguyên thứ hạng chung của mình trong top 4 không thay đổi so với năm 2019.
Zurich (thứ 5) và London (thứ 6) đều tăng hạng trong danh sách năm nay khi đồng Euro phục hồi và đồng bảng Anh đẩy chi phí sinh hoạt cho các chuyên gia nước ngoài tăng cao. Trong khi đó Tel Aviv, Israel (thứ 7), Seoul, Hàn Quốc (thứ 8), San Francisco (thứ 9) và Yokohama, Nhật Bản đều ghi nhận chi phí sinh hoạt giữ nguyên thứ hạng hoặc giảm trong năm 2020.
Lee Quane, Giám đốc khu vực châu Á của ECA International cho biết: “Chi phí tại Hồng Kông đắt đỏ ở nhiều lĩnh vực mà chúng tôi đưa vào trong nghiên cứu, nhưng chi phí nhà ở đặc biệt cao đã đẩy thành phố này lên vị trí số một”.
Ông nói: “Thành phố này xếp hạng nhất mặc dù giá bất động sản tại đây đã giảm trong năm ngoái do nhu cầu giảm khi đại dịch và bất ổn chính trị đang diễn ra”.
Báo cáo chi phí sinh hoạt hàng năm của ECA International so sánh chi phí hàng hóa hàng ngày, bao gồm thực phẩm, giao thông và tiện ích trên 208 thành phố ở 121 quốc gia từ tháng 9/2019 đến tháng 9/2020.
Những thay đổi trong danh sách năm nay chủ yếu do biến động tiền tệ sau đại dịch đã tác động đến sức chi tiêu của các chuyên gia làm việc ở nước ngoài.
Đồng Euro, đồng bảng Anh và đô la Úc mạnh lên đã đẩy chi phí sinh hoạt ở mỗi thị trường tương ứng lên cao.
Quane cho biết: “Với việc đồng Euro và bảng Anh tăng trở lại trong năm nay, chi phí sinh hoạt đã tăng lên đối với nhiều người lao động ở nước ngoài. Những yếu tố này cũng đẩy nhiều thành phố lớn của châu Âu tiến lên trong bảng xếp hạng, với London hiện nơi đắt đỏ thứ 6 trên thế giới, Paris tăng 10 bậc lên thứ 29, và Vienna và Munich lọt vào top 50 toàn cầu”.
Trong khi đó, đồng tiền châu Á, bao gồm đồng Baht Thái Lan, đồng Việt Nam và đồng rupee Ấn Độ giảm, đã chứng kiến chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn của mỗi nước giảm đáng kể đối với người nước ngoài. Riêng Mumbai, Ấn Độ, tụt 34 bậc xuống vị trí thứ 94 trên toàn cầu.
“Mumbai, thành phố đắt đỏ nhất ở Ấn Độ, giảm mạnh nhất ở châu Á do sự kết hợp của đồng rupee yếu và giá thuê rẻ hơn trên thị trường cho thuê đối với người nước ngoài của thành phố”, Quane nói.
Ở những nơi khác, các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ như Brazil, Nga và Venezuela, bị ảnh hưởng bởi giá dầu và đồng nội tệ giảm, kéo theo chi phí sinh hoạt của người lao động ở nước ngoài cũng giảm.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: