Từ xưa đến nay, nhà sinh hoạt cộng đồng có lẽ đã trở thành tên gọi quen thuộc của không ít người. Vậy khu vực đó được sử dụng như thế nào? Quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng được triển khai ra sao? Cùng xaydungxhome.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Nhà sinh hoạt cộng đồng là gì

Đối với khu vực sinh sống trên địa bàn của người dân thuộc khu vực thành thị, cụ thể như chung cư thì thường xuất hiện những nhà sinh hoạt cộng đồng. Đó là không gian chung thuộc quyền sở hữu tất cả những người sinh sống tại chung cư nên hoàn toàn phải được sử dụng với mục đích chung. Các cá nhân, chủ sở hữu riêng tuyệt đối không được dùng nhà sinh hoạt cộng đồng với bất cứ mục đích cá nhân nào khác.

Nhà sinh hoạt cộng đồng đối với chung cư

Nhà sinh hoạt cộng đồng đối với chung cư

Còn với khu vực nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng chính là nơi diễn ra những hoạt động của tập thể sinh sống tại đó. Nó tượng trưng cho khí hào, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc.

Nhà sinh hoạt cộng đồng còn là nơi cất giữ những nhạc cụ, các giấy tờ lưu niệm của thôn,...Khu vực là của chung cho tất cả mọi người sinh hoạt. Vì thế, nếu có trường hợp cá nhân nào có hành vi chiếm đoạt cho mục đích riêng thì sẽ bị xử lý theo quy định.

Nhà sinh hoạt cộng đồng tại nông thôn

Nhà sinh hoạt cộng đồng tại nông thôn

Quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng

Việc xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng để sử dụng một cách nề nếp thì cần có những quy tắc chung. Theo đó, khoản 10 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về việc xử lý chuyển tiếp đối với việc phát triển và quản lý nhà ở cụ thể như sau:

Quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng được ghi rõ như sau

Quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng được ghi rõ như sau

Nhà chung cư phải có trách nhiệm bố trí khu vực sinh hoạt cộng đồng đúng theo tiêu chuẩn và quy định của pháp luật. Đối với những khu chung cư đã được xây dựng từ trước thì các chủ đầu tư cần phải có kế hoạch, phân định diện tích để xây dựng không gian sinh hoạt theo thiết kế đã được phê duyệt.

Quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng được đặt ra nhằm đảm bảo về quyền lợi tối thiểu của người dân. Khu vực sinh hoạt cộng đồng được bàn giao cho ban quản lý chung cư hay đơn vị vận hành mà chung cư quản lý là khu vực được sử dụng chung cho tất cả mọi người.

Nếu phát hiện trường hợp chủ sở hữu hay người sử dụng chung cư có hành vi dùng nhà sinh hoạt cho mục đích riêng thì sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời. Pháp luật về nhà ở có quy định nhà chung cư buộc phải có nhà sinh hoạt cộng đồng, việc có sử dụng hay không thì cũng không một ai được phép sử dụng sai mục đích.

Do đó, khi có nhu cầu thuê phòng sinh hoạt cũ, bạn phải có kế hoạch bố trí thêm một phòng thay thế nhưng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Khi thực hiện cần có quyết định chính thức của Hội nghị nhà chung cư thì bạn mới có thể thực hiện được.

Vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sẽ không bị ảnh hưởng bởi những quyết định của bạn. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng đã nói rõ về vấn đề không chuyển giao hoặc thay thế phòng sinh hoạt. Trừ trường hợp có thỏa thuận bắt buộc nào đó thì sẽ có phương hướng giải quyết riêng.

Diện tích phòng sinh hoạt cộng đồng được quy định ra sao

Hiện nay vẫn chưa có quy chuẩn quốc gia về vấn đề bố trí, thiết kế khu vực sinh hoạt cộng đồng. Vì thế, các công ty có thể tham khảo những hướng đi sau đây:

Với diện tích phòng sinh hoạt

Đối với khu vực chung cư, chỉ tiêu về sử dụng diện tích tối thiểu bằng 0,8m2/căn hộ. Nếu như cùng lúc đó có nhiều khối nhà tiến hành xây dựng nhưng không bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng thì có thể kết hợp cho tổng thể khu vực tại một vị trí.

Diện tích tối đa để phục vụ cho mục đích sinh hoạt cộng đồng giảm 30%, trải dài từ các khối nhà tới phòng sinh hoạt cộng đồng chỉ giới hạn tới 300m. cần có sự đầu tư, tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho sự thuận tiện và an toàn trong nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ cư dân.

Quy định về khu vực sinh hoạt theo thông tư 21/2019/TT-BXD

Quy định về khu vực sinh hoạt theo thông tư 21/2019/TT-BXD

Về vấn đề tính số tầng nhà

Tầng tum là bộ phận không được tính vào số tầng trong công trình xây dựng khi trong trường hợp sử dụng để che lồng cầu thang bộ hay phần giếng của thang máy, bảo vệ những bộ phận kỹ thuật của công trình cũng như thực hiện nhiệm vụ lên mái và ứng cứu. Diện tích mái tum sẽ không đi quá 30% so với diện tích sàn mái.

Như vậy, quy định về nhà sinh hoạt cộng đồng đã được chỉ rõ ra trong bài viết trên. Các quy định hiện hành về không gian sinh hoạt nhằm tạo thuận lợi và tiện ích cho việc sử dụng của toàn bộ cư dân, đảm bảo về quyền lợi vốn có của họ. Ngoài ra, việc sử dụng khu vực này theo các mục đích không rõ ràng của cá nhân sẽ bị xử lý rất nghiêm ngặt. Do đó, chúng ta cần phải tuân thủ và chấp hành các quy định được đề ra nhé. Hy vọng rằng những thông tin mà xaydungxhome.vn cung cấp sẽ giúp ích cho bạn nhé.