Ở Hội An, để hiểu rõ về những ngôi đình làng ta cần phải đặt nó trên nền tảng về đặc điểm hình thành khối cộng đồng dân cư Hội An trong lịch sử, cả về cơ sở kinh tế – xã hội.
Bởi đây chính là nền tảng tạo nên sự khác biệt trên cả 3 chức năng của đinhg làng ở Hội An so với các đình làng khác thuộc cùng đồng bằng Bắc bộ và cả Bắc Trung Bộ của Việt Nam.Hãy cũng khám phá 3 ngôi đình lớn tại Phố cổ Hội An để có thể hiểu thêm về nét đẹp văn hóa cổ của người dân nơi đây nhé!
Đình Tu Lễ – Cẩm Phô Nghĩa Thương
Ngày xưa, nhân dân ta nói chung và người Hội An nói riêng vốn sống đời chân chất. Người dân ấp Tu Lễ cũng như vậy. Khi có rủi ro xảy ra hay gặp những chuyện bán tín bán nghi, phân giải không thành họ đều đứng trước đình ấp để xin thề, “kẻ nào gian dối thì cả đời sẽ không có gạo mà ăn”.
Theo văn bia, vào mùa đông năm 1856, làng Cẩm Phô đã xảy ra nạn đói. Một số nhà hảo tâm đã nhanh chóng quyên tiền để cứu trợ và lập kho chẩn bần, cứu tế được gọi với cái tên là Cẩm Phô Nghĩa Thương.
Đứng trước ngôi đình cổ xưa này cũng là chính là kho lương đã từng cứu đói biết bao người. Một thời đại đã sang trang và rất nhiều thế hệ đã đi qua. Những nghĩ suy đơn giản dễ tin theo giờ đây đã không còn cùng với bao con người ngàn đời chất phát.
Đình làng Xuân Lâm
Năm ngay giữa ngã ba đường Trần Cao Vân và Trần Hưng Đạo ở Hội An, một ngôi đình điềm nhiên tọa lạc dưới bóng cây da kèn. Theo nội dung bi ký thì cựu xã Cẩm Phô có ba ấp mà Xuân Lâm là một trong số đó. Ấp này ngày xưa gọi là Lâm Sa sau đổi lại là Xuân Lâm.
Ngày trước, vùng đất này có rất ít người, sau dần dần được mở rộng ra miếu sở theo đất hướng nam. Miếu có quy mô vừa phải nhưng trong đó nhìn ra lại rất tráng lệ, bao gồm một tòa nhà cũ nhưng nay chúng đã được tu sửa lại.
Năm 1910 đình được đưa vào khánh thành nhưng chính thức thì đình được khởi tạo từ năm 1905.
Với tín ngưỡng dân gian, đình Xuân Lâm được phối thờ khá đơn giản nhưng vẫn đầy đủ và vô cùng hợp lý theo đúng quy mô là một miếu ấp. Hậu tẩm chính đặt ở giữa để thờ chung Thiên thần, Nhân thần, không phân biệt từng danh hiệu thần. Gian tả dể thờ âm linh cô hồn không nơi nương tựa. Gian hữu thì thờ các bậc tiền vãng đến với dân ấp, đứng đầu là tiền hiền, hậu hiền khai khẩn khai cơ.
Đình cũng có rất nhiều hoành phi câu đối thể hiện lòng trung thành muôn thuở đồng thời ca tụng ân trạch của chư vị chư thần.
Cẩm Phô có nhiều miếu ấp và cả miếu làng khác nhau, nhưng theo lời kể của các bậc cao niên thì hội lễ đình Xuân Lâm thường được tôt chức đông vui hơn, có lẽ vì đình nằm trong lòng thị tứ.
Cũng tại nơi đây, những ngày đầu khi quân Việt Minh cướp được chính quyền đã có những buổi tuyên truyền về chủ nghĩa Cộng Sản và Mác-xít mà một trong ba vị diễn thuyết lại chính là một võ sĩ quyền anh đương thời: – ông Huỳnh Đắc Công.
Đình Sơn Phong
Theo tư liệu của nhà khảo cứu và những thực tế khảo sát thì hiện nay vẫn chưa có số liệu cụ thể về năm thành lập nên Đình cổ Sơn. Nhưng nơi đây vẫn đang tồn tại bức hoành phi do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự bút ban tặng vào năm 1715 và do đích thân Chánh hậu của ngài dâng cúng tại đình. Lúc đó, đình cũng chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ thần bổn xứ Tầm Vông.
Đến khoảng trước năm 1800, làng Phong Niên được thành lập ngay trong địa phận của Tầm Vông xứ. Sau đó, miếu Tầm Vông cải được gọi là đình Phong Niên và được tu bổ lại vào khoảng trước năm 1822.
Năm 1944, đình Sơn Phong ra đời trên cơ sở tôn tạo đình Phong Niên nhỏ thấp thành đình Sơn Phong có diện tích cao lớn hơn. Năm 1974, Pháp sư Nguyễn Văn Ba vẽ biểu tượng long sư vào lòng khám.
Cùng trong năm 1944 chính là lễ khánh thành đình mới, xã Sơn Phong có hoành phi Sơn Đình Phong thì ngay năm sau dân cựu ấp Sơn Tây thuộc xã Sơn Phô cũng đã phụng cúng hoành phi để tỏ lòng hoài niệm về sự hòa nhập vào khu làng xã mới Sơn Phong từ trước năm 1899.
Năm 1974, Sơn Phong lúc này chỉ là đơn vị hành chính cấp thôn, được xây dựng lại tiền đường bằng bê tông cốt thép, được lợp ngói âm dương,và có trang trí Long, Lân, Quy, Phụng. Kinh phí cho lần trùng tu do dân phụng cúng này được tính là 1.400.000 đồng tiền Sài Gòn lúc bấy giờ. Năm 2000, 2002, 2008 là ba đợt trùng tu tiếp theo.
Hiện nay đình Sơn Phong vẫn còn lưu giữ lại năm sắc mà nhà vua đã ban mà năm 1946. Khi quân Pháp tiến vào chiếm Hội An đã vào đình và mang các sắc này đem đốt, tuy nhiên ngài lý trưởng làng Sơn Phong lúc đó đẫ chạy đến ra dấu rằng đây chỉ là sắc phong để thờ cúng không phải tài liệu của Việt Minh nên nó mới còn tồn tại cho đến bây giờ.
Ngoài ra, nơi đây vẫn còn hai sắc phong của vua Thiệu Trị vào năm 1843 và một sắc phong của vua Tự Đức ban tặng vào năm 1850.