Nhu cầu về văn phòng giảm từ 10-20% sau đại dịch
Họ tin rằng ước tính này là “thận trọng phù hợp”, dựa trên các bằng chứng hiện có về các vị trí tuyển dụng và số lượng nhân sự trong các tòa tháp văn phòng chưa quay trở lại làm việc dù họ có thể. Tuy nhiên, họ từ chối trách nhiệm nếu người dùng báo cáo sử dụng các con số này để bắt đầu bán tháo cổ phần tại các quỹ tín thác bất động sản (REIT) thương mại, bởi thực tế phụ thuộc vào loại hình công ty và địa điểm văn phòng.
Bằng chứng quan trọng đầu tiên mà báo cáo đưa ra là cả người sử dụng lao động và người lao động đều thích làm việc tại nhà và cả hai bên đều có ý định tăng thêm giờ làm tại nhà trong tương lai.
Điều đó không có nghĩa là họ sẽ không có bàn làm việc ở Manhattan. Nó chỉ có nghĩa là nhu cầu về số lượng bàn làm việc có thể giảm đi một nửa, nếu mọi người có thể chia sẻ không gian khi làm việc bán thời gian tại nhà.
Theo Barclays, một nửa trong số các công ty thuộc S&P Composite 1.500 Index đã được hỏi về phương thức làm việc tại nhà. Trong đó, 80% cho biết phương thức này hiệu quả còn các ý kiến phản đối thì cho rằng sẽ “không bao giờ làm việc tại nhà nữa”.
Một cuộc khảo sát do Barclays Research thực hiện đối với các nhân viên ở Anh cho thấy hơn một nửa số người được hỏi dự kiến sẽ làm việc tại nhà một thời gian dài sau khi đại dịch kết thúc. Cuộc khảo sát này cũng được chứng thực bởi các kết quả tương tự từ các nghiên cứu khác, cho thấy gần 75% nhân viên coi làm việc tại nhà là tích cực và gần 60% sẽ làm việc tại nhà sau đại dịch nếu họ được công ty cho phép.
Bằng chứng quan trọng thứ hai của Barclays là 70% nhân viên tại Mỹ vẫn đến văn phòng trong thời gian xảy ra đại dịch, nhưng đang dành ít hơn gần nửa ngày mỗi tuần tại văn phòng so với năm ngoái.
“Khi những nhân viên đã làm việc toàn thời gian ở nhà trở lại văn phòng, họ sẽ còn dành ít thời gian hơn ở văn phòng so với những người cần đến văn phòng trong bối cảnh đại dịch”, tác giả báo cáo viết.
Một số tác động theo từng quốc gia
Ở New Zealand, khoảng 85% nhân viên đã trở lại văn phòng bất chấp làn sóng lây nhiễm lần thứ hai, vì chính phủ nước này đã thi hành các biện pháp chống dịch hiệu quả nhất thế giới. Các lệnh phong tỏa của New Zealand rất hạn chế về mặt địa lý và do đó, yêu cầu làm việc tại nhà có thể kéo dài hai tháng. Tuy nhiên, New Zealand là một ví dụ điển hình về văn phòng tại gia trong tương lai vì đây là quốc gia hoạt động hiệu quả nhất trong đại dịch so với các nền kinh tế phát triển khác.
Cho đến nay, 15% lực lượng lao động văn phòng ở New Zealand vẫn chưa quay trở lại văn phòng và đây có thể được coi là minh chứng ủng hộ quan điểm của Barclays về việc giảm 10% -20% cơ cấu tổng cầu về diện tích văn phòng.
Đài Loan và Hồng Kông đề xuất một con đường ôn hòa hơn, chỉ có lần lượt 6% và 10% lực lượng lao động không có mặt tại văn phòng trong thời kỳ đỉnh dịch, vì vậy có khả năng các đô thị lớn như Đài Bắc và Hồng Kông sẽ không thực sự trở thành trung tâm của xu hướng làm việc tại nhà trong tương lai.
Xu hướng hiện tại hướng đến sự linh hoạt trong làm việc tại nhà đã được đẩy nhanh hơn do đại dịch, vì mọi người đã chứng minh được năng suất làm việc ở nhà như khi họ ở văn phòng.
Cuối cùng, các nhà phân tích bất động sản của Barclays tin rằng các tòa tháp thương mại và văn phòng nói chung sẽ phục vụ một chức năng quan trọng cho hầu hết các doanh nghiệp. Nơi đây sẽ hoạt động như một trung tâm xã hội, một nơi để hợp tác và sáng tạo, cũng như đào tạo và giao tiếp không chính thức giữa các nhân viên ở mọi cấp bậc. Do đó, các quỹ tín thác đầu tư bất động sản cho văn phòng thương mại sẽ có hiệu suất tốt hơn cho bán lẻ.
Tuy nhiên, cách thức sử dụng không gian văn phòng sẽ thay đổi đáng kể ngay cả khi nó vẫn là một phần trung tâm của đời sống và văn hóa doanh nghiệp.
Trái ngược với Barclays, theo các nhà phân tích tại Cushman & Wakefield, tăng trưởng dân số và kinh tế trong 5 năm tới sẽ mở rộng thị trường văn phòng ở Mỹ và bù đắp thiệt hại do đại dịch vào năm 2025.
“Thị trường văn phòng sẽ phục hồi hoàn toàn bất chấp những khó khăn hiện tại. Và đó là kết quả do phân tích các số liệu chứ không phải giả định”, Rebecca Rockey, Trưởng bộ phận dự báo toàn cầu của Cushman & Wakefield cho biết.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: