Mua nhà ở xã hội xã hội nên hay không nên? Một câu hỏi đang là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ độc giả. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi muốn chia sẻ bài viết này. Mục đích thực sự của bài viết không chỉ giúp các bạn trả lời được câu hỏi trên mà còn muốn các bạn có thêm nhiều thông tin về dự án nhà ở xã hội tại Việt Nam.
Mua nhà ở xã hội có đặc điểm gì?
Theo quy định của nhà nước thì nhà ở xã hội tại Việt Nam đã được nhà nước quy định rất rõ đó là các dự án xây dựng dưới hình thức căn hộ chung cư. Đồng thời chúng phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
Mua nhà ở xã hội có đặc điểm gì?
- Nhà ở xã hội phải có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật tại đô thị.
- Với những đô thị đặc biệt thì các dự án nhà ở xã hội sẽ không bị giới hạn bởi số tầng.
- Còn những đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 thì phải xây dựng dưới 6 tầng.
- Tiếp đến là chúng sẽ bị giới hạn bởi diện tích. Theo quy định thì mỗi căn hộ chung cư nhà ở xã hội sẽ có diện tích dao động từ 30m2-70m2.
Với những đặc điểm này, các bạn có thể dễ dàng nhận biết các dự án nhà ở xã hội đúng không nào. Đây cũng là thông tin cơ bản để bản hiểu rõ hơn về những loại hình dự án này.
Mua nhà ở xã hội xã hội nên hay không nên?
Có lẽ để trả lời được câu hỏi này thì việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là phân tích ưu, nhược điểm của việc mua nhà xã hội. Cụ thể những ưu nhược điểm của vấn đề này được các chuyên gia đánh giá như sau:
Ưu điểm của mua nhà ở xã hội
Điều đầu tiên mà có lẽ ai trong chúng ta cũng đều nhận thấy đó là mức giá luôn luôn thấp hơn so với nhà thương mại. Theo quy định của luật đất đai năm 2014 thì mức giá nhà xã hội sẽ giao động trên dưới 15 triệu/1m2. Một mức giá không gì có thể lý tưởng hơn đúng không các bạn?
Tính toán một cách căn kẽ và kỹ lưỡng thì những căn nhà này sẽ giao động từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. So với mức thu nhập của người lao động Việt Nam thì con số này sẽ vừa tầm với họ. Kể cả là những người có mức thu nhập thấp nếu tiết kiệm vẫn có thể làm được.
Ưu điểm của mua nhà ở xã hội
Ngoài ưu điểm về mức giá, nhà nước còn hỗ trợ người mua để vay vốn ngân hành với lãi suất thấp. Theo như chúng tôi tìm hiểu thì người vay có thể vay tới 80% giá trị của các căn hộ chung cư với mức lãi suất là 4-5%. Đồng thời người mua sẽ thanh toán tiền lãi và gốc tầm 2-3 triệu đồng trên tháng. Con số này khá thấp đúng không các bạn?
Hiện nay tại Việt Nam có tới 5 ngân hàng có gói cho người lao động vay vốn để mua nhà xã hội đó là:
- Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
- Ngân hàng Vietinbank hay còn gọi là ngân hàng TMCP công thương Việt Nam.
- Ngân hàng Vietcombank hay còn gọi là ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam.
- Ngân hàng BIDV hay còn gọi là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Ngân hàng Agribank còn được gọi là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Lợi ích thứ 3 mà chúng ta không thể phủ nhận đó là chất lượng các công trình nhà ở xã hội ngày càng được nâng cao. Nếu so với thời điểm 5 năm về trước thì chất lượng công trình cũng như chất lượng về mặt tiện ích là vượt trội hơn hẳn.
Nhược điểm khi mua nhà ở xã hội là gì?
Bên cạnh những ưu điểm trên thì việc mua nhà xã hội cũng tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể những hạn chế phải kể đến đó là:
- Hạn chế đầu tiên phải nói đến chính là hạn chế về đối tượng thuộc diện được mua nhà xã hội. Đối tượng này được quy định rõ tại Điều 51 của Luật nhà ở năm 2014. Bạn có thể vào đó để tìm hiểu thêm.
- Thủ tục hành chính để mua được 1 căn nhà xã hội khá phức tạp. Đòi hỏi rất nhiều loại giấy tờ như: Thu nhập cá nhân, hoàn cảnh gia đinh, xác nhận của cơ quan, của chính quyền địa phương…
Nhược điểm khi mua nhà ở xã hội là gì
- Một hạn chế nữa đó là người mua không được bán căn hộ này trong vòng 5 năm đầu tính từ lúc mua. Nếu bắt buộc phải bán thì các loại giấy tờ cũng khá phức tạp và đòi hỏi người mua lại cũng phải thuộc diện được mua nhà xã hội mới được bán.
- Cuối cùng đó là hạn chế về diện tích của những căn nhà xã hội này. Chúng khá hẹp so với những gia đình có đông thành viên. Điều này gây bất tiện cho việc sinh hoạt cá nhân trong gia đình.
Theo như những gì chúng tôi phân tích ở trên thì chúng ta có nên mua hay không? Có lẽ câu hỏi này phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình đúng không các bạn? Ngoài việc giúp các bạn trả lời câu hỏi này chúng tôi cũng muốn cung cấp thêm 1 số thông tin khác như việc tìm hiểu về thủ tục hồ sơ mua nhà xã hội như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần nội dung tiếp theo các bạn nhé.
Thủ tục, hồ sơ để mua nhà xã hội.
Để mua được bất cứ một dự án bất động sản nào thì thủ tục hành chính tại Việt Nam không hề đơn giản. Đặc biệt lại là dự án mua nhà xã hội lại càng phức tạp hơn. Theo như chúng tôi tìm hiểu thì quy trình thủ tục này sẽ được tiến hành qua 3 bước cơ bản sau:
Chuẩn bị hồ sơ đề nghị tới cơ quan chức năng để mua nhà ở xã hội.
Để chuẩn bị tốt và đầy đủ các bộ hồ sơ thì các bạn nên dựa vào các quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, 16 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư 20/2016/TT-BXD. Cụ thể chúng sẽ gồm những loại giấy tờ sau:
Chuẩn bị hồ sơ mua nhà ở xã hội
- Đầu tiên là đơn đề nghị đăng ký thuê, mua và thuê mua nhà ở xã hội theo mẫu đã được Nhà nước quy định.
- Các loại giấy tờ chứng minh bạn có đủ điều kiện là đối tượng được mua nhà ở xã hội.
- Tiếp đến là giấy chứng mình về điều kiện cư trú.
- Cuối cùng là giấy chứng minh về mức thu nhập của các thành viên trong gia đình.
Nộp hồ sơ đăng ký mua, thuê nhà ở xã hội.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 20 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP thì người có nhu cầu phải nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội. Khi nộp hồ sơ, các bạn phải nhớ cần phải có giấy biên nhận của bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp không đủ hay hồ sơ chưa hợp lệ thì cần phải ghi rõ lý do sau đó sẽ hoàn thiện và bổ sung.
Giải quyết hồ sơ.
Theo đúng quy định thì chủ đầu tư dự án sẽ là người tiếp nhận và giải quyết nhu cầu thuê, mua, hoặc thuê mua theo thứ tự đối tượng được ưu tiên. Việc thực hiện này sẽ được tiến hành theo thang điểm. Sau đó bên chủ đầu tư phải gửi danh sách này về Sở xây dựng tại địa phương để xác nhận. Việc xác nhận này là để tránh trường hợp người được thuê, mua, được thuê mua được hưởng nhiều lần.
Giải quyết hồ sơ mua nhà ở xã hội
Trong trường hợp mà người thuê, mua, thuê mua đã được hưởng chính sách này thì sở xây dựng phải gửi văn bản đến chủ đầu tư để thông báo đồng thời loại bỏ trường hợp này.
Theo quy định thì sau 15 ngày kể từ khi có thông báo nếu sở xây dựng không có phản hồi gì thì chủ đầu tư sẽ phê duyệt cho đối tượng theo đúng đối tượng được hưởng. Sau đó sẽ thông báo cho bên mua, thuê, thuê mua tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
Cuối cùng, sau khi đã ký kết xong hợp đồng thì chủ đầu tư lập toàn bộ danh sách gửi sở xây dựng địa phương có dự án để họ công bố công khai trên trang thông tin điện tử hoặc sàn giao dịch bất động sản. Theo quy định thì thời gian tối đa để công bố là 30 ngày.
Có thể thấy rằng quy trình để mua nhà ở xã hội tại Việt Nam cũng không hề đơn giản đúng không các bạn? Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp các bạn sẽ nắm rõ các quy định này. Trước hết là việc biết mình được hay không được mua nhà xã hội đúng không nào?