Nghị định quản lý đầu tư phát triển đô thị: Chặn việc phát triển đô thị theo kiểu “vết dầu loang”

Ngày 14-1-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị, gồm 6 chương, 53 điều. Nghị định được kỳ vọng là sẽ góp phần lập lại trật tự trong quản lý đầu tư phát triển đô thị. Ông Đỗ Viết Chiến – Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) trao đổi với báo chí xung quanh Nghị định này.

Ngày 14-1-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị, gồm 6 chương, 53 điều. Nghị định được kỳ vọng là sẽ góp phần lập lại trật tự trong quản lý đầu tư phát triển đô thị. Ông Đỗ Viết Chiến – Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) trao đổi với báo chí xung quanh Nghị định này.
PV: Theo Nghị định, khu vực phát triển đô thị được xác định như thế nào, thưa ông?
Ông Đỗ Viết Chiến: Khu vực phát triển đô thị là một khu vực được xác định để đầu tư phát triển trong một giai đoạn nhất định, gồm khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, khu vực bảo tồn, khu vực tái thiết, khu vực có chức năng chuyên biệt.
Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, địa phương phải xác định cụ thể khu vực phát triển đô thị để lập kế hoạch phát triển đô thị 5 năm và hàng năm. Trong đó phải hình thành các quy hoạch phân khu, một bước cụ thể hóa quy hoạch chung. Trước đây hầu hết các địa phương căn cứ quy hoạch chung được phê duyệt để giới thiệu địa điểm cho các nhà đầu tư theo "vết loang” mà không có trọng tâm, trọng điểm, thiếu quy hoạch và kế hoạch dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải theo phong trào, thiếu đồng bộ, không khớp nối được hạ tầng kỹ thuật chung. Còn theo Nghị định mới sẽ phải làm quy hoạch chung trước rồi mới hình thành dự án làm cơ sở để lập quy hoạch chi tiết 1/500.
Theo Nghị định thì các khu vực phát triển đô thị sẽ phải có Ban quản lý khu vực Phát triển đô thị. Điều này áp dụng cho các đô thị nào? Các địa phương có nhất thiết phải thành lập BQL hay không, thưa ông?
Tùy theo điều kiện của địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập BQL khu vực phát triển đô thị. Các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ bắt buộc thành lập BQL. Còn các đô thị khác thì khuyến khích các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế có thể thành lập hoặc không, chứ chưa bắt buộc. BQL khu vực phát triển đô thị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của UBND cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các sở quản lý chuyên ngành tại địa phương.
Nhưng BQL không phải là người làm thay các lĩnh vực quản lý của các sở ngành ở địa phương mà là đầu mối giúp UBND cấp tỉnh giám sát các hoạt động đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị được giao mà trong thực tế chưa có ai lo cả.
Khu vực phát triển đô thị thuộc địa bàn của hai hay nhiều tỉnh thì ai sẽ là người quyết định thành lập BQL, thưa ông?
Trong trường hợp rơi vào địa bàn của hai tỉnh trở nên thì Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với UBND các tỉnh có liên quan thành lập Ban điều phối giúp cho các BQL khu vực phát triển đô thị của địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Bộ Xây dựng sẽ đóng vai trò trung gian, điều phối, giám sát việc đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đề ra.
Trân trọng cảm ơn ông!

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24