Ngành thép đối mặt với nhiều thách thức

Trong lúc hầu hết giá cả các mặt hàng đều tăng, giá điện cũng được điều chỉnh tăng, giá xăng, dầu tăng... thì ngành thép đã giảm giá khoảng 300.000 đồng/tấn sau 5 lần liên tiếp tăng giá từ đầu năm. Việc tăng - giảm giá tưởng như một quy luật thông thường của kinh tế thị trường, nhưng đã bộc lộ những bất ổn và thách thức đối với ngành thép hiện nay. Đó chính là tình trạng dư cung, nhưng vẫn thừa các dự án thép.

Trong lúc hầu hết giá cả các mặt hàng đều tăng, giá điện cũng được điều chỉnh tăng, giá xăng, dầu tăng... thì ngành thép đã giảm giá khoảng 300.000 đồng/tấn sau 5 lần liên tiếp tăng giá từ đầu năm. Việc tăng - giảm giá tưởng như một quy luật thông thường của kinh tế thị trường, nhưng đã bộc lộ những bất ổn và thách thức đối với ngành thép hiện nay. Đó chính là tình trạng dư cung, nhưng vẫn thừa các dự án thép.

Ngành thép đối mặt với nhiều thách thức

Đầu năm 2011, giá thép đã gây sốc cho thị trường khi liên tục tăng giá 4 - 5 lần chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng. Tiếp đó, đầu tháng 4, giá thép lại gây bất ngờ một lần nữa khi giảm giá, trong lúc giá các loại hàng hóa đầu vào sản xuất và hàng hóa thiết yếu khác đều tăng. Một số công ty thép ở khu vực phía Nam đã giảm giá từ 200.000 đồng - 300.000 đồng mỗi tấn. Hiện nay, giá thép giao tại nhà máy chưa bao gồm VAT dao động quanh mức 15,5 triệu đồng - 16,4 triệu đồng/tấn.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá thép trong nước giảm do nhiều nguyên nhân. Trước hết, giá phôi và thép phế liệåu trên thế giới chững lại do khu vực Bắc Phi có nhiều biến động, một số nước ở khu vực Đông Nam Á đang xảy ra tình trạng lạm phát nên Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế giá cả tăng cao. Ở nước ta, khi các cơ quan và doanh nghiệp cắt giảm đầu tư công thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ thì lượng thép xây dựng phục vụ các công trình xây dựng tiêu thụ giảm hẳn. Do đó, nhiều công ty đã phải hạ giá thép để tăng sức mua trên thị trường. Thép bán lẻ ngoài thị trường tự do cũng hạ nhiệt, ở một số khu vực, giá thép còn xuống thấp hơn giao tại nhà máy do các đại lý giảm chiết khấu nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, chuyện tưởng như bình thường này lại đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành thép. Một đại lý thép cho biết, so với cùng kỳ năm trước, lượng thép tiêu thụ 5 tháng đầu năm nay giảm mạnh. Kể cả khi giá đã giảm, tiêu thụ thép cũng không được cải thiện nhiều.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, giá thép giảm còn có nguyên nhân sâu xa từ tình trạng đầu tư quá nóng vào ngành thép trong thời gian qua. Kết quả thanh tra ngành thép cuối năm 2009 khiến những ai quan tâm đến ngành này không khỏi ngạc nhiên, vì hiện có tới 32 dự án thép đang được triển khai lại không nằm trong Quy hoạch phát triển ngành thép được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ ngày 4.9.2007. Trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 dự án nằm ngoài quy hoạch ngành, Hải Phòng có 5 dự án, Thanh Hóa và Hải Dương có 4 dự án, Hà Tĩnh 3 dự án… Quy hoạch phát triển ngành thép do Bộ Công thương xây dựng nhưng ngành công thương địa phương lại không nắm được việc cấp phép các dự án này, vì các dự án đều do Ban quản lý các khu công nghiệp kiểm soát. Theo Giám đốc Sở Công thương Bà Rịa - Vũng Tàu, Trần Thị Hường, về tiêu thụ, hiện nay các dự án thép ở Bà Rịa - Vũng Tàu cũng gặp những khó khăn chung như khó tiêu thụ, giá giảm... Bộ Công thương đã yêu cầu Ban quản lý khu công nghiệp rà soát và đình chỉ những dự án thép ngoài quy hoạch. Sở Công thương cũng thực hiện cắt điện với những dự án không nằm trong quy hoạch.

Hệ quả của tình trạng phá vỡ quy hoạch thép là lượng cung thép xây dựng năm 2010 đã vượt cầu hơn 3 triệu tấn, khiến ngành thép luôn đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa. Mà nguyên nhân chính là sự chồng chéo trong chức năng quản lý của các đơn vị tại địa phương. Ngay ở các địa phương, cơ quan cấp giấy phép đầu tư các dự án thép là Ban Quản lý các khu công nghiệp, trong khi đó đơn vị thực hiện triển khai Quy hoạch thép lại là Sở Công thương. Sự chồng chéo ấy còn thể hiện ngay ở những văn bản pháp luật. Đặc biệt, tình trạng đầu tư ồ ạt làm sức cạnh tranh của ngành thép đã yếu càng yếu thêm, như nhận định của Phó chủ tịch Hiệp hội thép việt Nam Nguyễn Tiến Nghi, trên thực tế, ngành thép nước ta chưa có dự án lớn, đầu tư còn manh mún nên sức cạnh tranh yếu. Các siêu dự án vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa triển khai nhưng lượng thép sản xuất ra đã quá nhiều, tạo sức ép lớn

Phát triển ồ ạt công nghiệp thép không theo quy hoạch và thiếu quan tâm đến cân đối cung cầu không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn gây tổn hại lớn đến môi trường và lãng phí nguồn vốn đầu tư. Ở châu Âu để sản xuất được 1 tấn thép phải thải ra môi trường 1,7 tấn khí cácbonic thì ở Việt Nam cứ làm ra được 1 tấn thép môi trường lại phải chịu 2,9 tấn khí cácbonic. Việc xử lý xỉ thép thải ra trong quá trình sản xuất cũng là một vấn đề nan giải đối với ngành thép nước ta hiện nay. Ngoài ra, nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc nhập khẩu công nghệ sản xuất thép có thể sẽ biến nước ta trở thành một bãi rác phế thải, và trở thành một thị trường nhập khẩu công nghệ bẩn.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24