Theo đó, do khó khăn chung của nền kinh tế cả nước trong năm 2011, bên cạnh nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản thì nhiều doanh nghiệp còn lại trong những tháng cuối năm 2011 cũng chỉ sản xuất cầm chừng để chờ đợi thời cơ, không hi vọng nhiều vào lợi nhuận.
Ngành thép vừa trải qua một năm khó khăn (Ảnh minh họa)
Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp nghiệp sản xuất thép phải phá sản, chủ tịch VSA cho biết, công suất của toàn ngành thép trong năm qua đã giảm từ 25 - 30%.
Việc vực dậy ngành thép trong năm 2012 đang là vấn đề nan giải của VSA. Để giải quyết bài toán này, cần phải cơ cấu lại sản xuất bên cạnh việc kiểm soát các dự án đầu tư vốn đang bị dư thừa hiện nay.
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp, ông Phạm Chí Cường - chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho biết mục tiêu phấn đấu của ngành trong năm 2012.
Theo đó, trong năm nay, ngành thép Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 3-4%. Đây là mục tiêu khá khiêm tốn so với 20%/năm của giai đoạn đỉnh cao 2005 – 2009. Tuy nhiên, trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, mục tiêu đó có thể coi là hợp lý.
Lý giải thêm về những vấn đề nói trên, ông Cường nói: “Vấn đề cốt tử nhất của các doanh nghiệp thép năm 2012 là làm thế nào duy trì sản xuất hiệu quả chứ không phải sản xuất bằng mọi giá”.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: