Vì một lý do nào đó mà người sử dụng đất ruộng muốn sang tên cho một người khác. Nhưng lại đang thắc mắc không biết đất ruộng có sang tên được không? Vì thế nên trong bài viết này BATDONGSANEXPRESS.VN sẽ giải đáp cho các bạn về những trường hợp không được sang tên đất ruộng và thủ tục cần thiết khi sang tên cho người sử dụng biết và áp dụng.

Đất ruộng có được sang tên không?

Đất ruộng có được sang tên không thì câu trả lời là có thể nhé. Khi đất ruộng đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây thì sẽ được sang tên sổ đỏ, trong đó thể hiện cụ thể là:

  • Đất ruộng nói trên phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng.
  • Đất không nằm trong danh sách kê biên để thực hiện việc thi hành án.
  • Đất không nằm trong phạm vi tranh chấp hay quy hoạch của Nhà nước
  • Đất phải còn thời hạn sử dụng thì mới sang tên sổ đỏ được.

Đất ruộng đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được sang tên sổ đỏ

Đất ruộng đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được sang tên sổ đỏ

Những trường hợp nào sẽ không được phép sang tên sổ đỏ cho đất ruộng.

Bạn đã biết dự án đất ruộng có sang tên được không trong phần trên. Thế nhưng còn một vấn đề cần phải làm rõ chính là các trường hợp nào không được phép sang tên đất ruộng. Các bạn cần phải nắm để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, Nhà nước ta quy định như sau:

Cần phải biết những trường hợp nào sẽ không được phép sang tên sổ đỏ cho đất ruộng

Cần phải biết những trường hợp nào sẽ không được phép sang tên sổ đỏ cho đất ruộng

  • Cá cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức của người Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài không được phép chuyển tên sổ đỏ đất ruộng.
  • Đất ruộng có sang tên được không nếu là các tổ chức kinh tế? Đối với trường hợp này thì sẽ không được nhận chuyển nhượng sổ đỏ hay quyền sử dụng đất ruộng.
  • Các hộ gia đình hay cá nhân không sản xuất nông nghiệp một cách trực tiếp cũng sẽ không được nhận bất kỳ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nào. Trong đó, các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trực tiếp có ít nhất một người không nằm trong đối tượng mất sức lao động, đối tượng đã nghỉ hưu.
  • Nếu là cá nhân được nhận chuyển nhượng khi tham gia sản xuất nông nghiệp trực tiếp và không nằm trong đối tượng mất sức lao động. Đối tượng được hưởng trợ cấp của xã hội khi bị thôi việc hay nghỉ do mất khả năng lao động.

Người Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài không được phép chuyển tên sổ đỏ đất ruộng.

Người Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài không được phép chuyển tên sổ đỏ đất ruộng.

>>> Xem thêm: Click vô đường link để xem thêm các dự án căn hộ chung cư

Thủ tục sang tên sổ đỏ cho đất ruộng

Đất ruộng có sang tên được không còn tùy thuộc vào trường hợp mà gia đình bạn đang gặp là gì. Nếu không nằm trong trường hợp cấm nêu trên và đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết khi chuyển nhượng thì có thể chuẩn bị hồ sơ để duyệt sang tên sổ đỏ.

Hồ sơ cần chuẩn bị cho việc sang tên đất ruộng

Cả hai bên chuyển nhượng và được chuyển nhượng cần phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ để nộp. Trong đó

  • Bên chuyển nhượng: Trong trường hợp đất ruộng có sang tên được không này thì bên chuyển nhượng sẽ phải chuẩn bị hồ sơ gồm 2 bộ bản sao sổ hộ khẩu, bản sao và bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng. 2 bản sao giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân hay căn cước công dân. 2 bản sao của giấy đăng ký kết hôn hoặc nếu đang độc thân thì phải có giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân.

Cả hai bên cần phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ để nộp cho việc sang tên sổ đỏ

Cả hai bên cần phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ đầy đủ để nộp cho việc sang tên sổ đỏ

  • Bên được nhận chuyển nhượng: Bên được nhận chuyển nhượng cũng cần phải chuẩn bị hồ sơ tương tự bên chuyển nhượng. Đó là 2 bản bảo sổ hộ khẩu, 2 bản sao của giấy chứng minh nhân dân hay căn cước công dân. 2 bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc nếu chưa có gia đình thì phải có giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân.

Thủ tục để sang tên đất ruộng

Đất ruộng có sang tên được không và những thủ tục cần thiết để thực hiện việc sang tên cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở phần trên
  • Thực hiện việc kê khai các nghĩa vụ tài chính như kê khai các lệ phí trước bạ, kê khai về thuế thu nhập cá nhân.
  • Sau khi đã xong những bước trên thì đem hồ sơ đến ủy ban nhân dân tại địa phương nơi có đất ruộng để thực hiện việc sang tên đất ruộng.
  • Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra xem có đầy đủ chưa, nếu chưa đầy đủ thì phải thông báo cho bên yêu cầu trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp để bổ sung giấy tờ còn thiếu. Hoặc chỉnh sửa các thông tin ghi chưa đúng.
  • Sau khi nhận hồ sơ đã hợp lệ thì tiến hành việc thẩm định hồ sơ và xác minh thực địa. Sau đó chuyển hồ sơ lên phòng Tài nguyên và Môi trường để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho người yêu cầu.
  • Tiến hành cập nhật thông tin vào dữ liệu quản lý đất đai và thông tin địa chính của địa phương.

Ủy ban nhân dân huyện sẽ trả kết quả về cho người yêu cầu trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Nếu là địa phương nằm trong vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì sẽ trả kết quả trong vòng 25 ngày. Người yêu cầu cần nắm trường hợp này để có thể nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng ngày.

Nắm được thủ tục sang tên sổ đỏ cho đất ruộng để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật

Nắm được thủ tục sang tên sổ đỏ cho đất ruộng để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật

Mức phạt là bao nhiêu nếu vi phạm quyền sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đất ruộng có sang tên được không và nếu vi phạm thì mức phạt sẽ là bao nhiêu? Xem ngay câu trả lời ở phần tiếp theo đây. Người được chuyển nhượng sẽ bị xử phạt hành chính nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện sang tên theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Nếu hộ gia đình hay cá nhân nhận chuyển nhượng đất ở khu vực rừng phòng hộ hay ở khu vực bảo vệ nghiêm ngặt thì bị xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng.
  • Nếu các hộ gia đình hay cá nhân nhận chuyển nhượng đất ruộng mà không trực tiếp sản xuất trên mảnh đất đó thì sẽ bị xử phạt từ 2 đến 5 triệu đồng.
  • Nếu hộ gia đình hay cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của một hộ gia đình hay cá nhân thuộc dân tộc thiểu số. Mà do Nhà nước giao đất ruộng để sử dụng theo chính sách hỗ trợ trong vòng 10 năm kể từ khi có quyết định. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 3 đến 6 triệu đồng.
  • Các tổ chức nếu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng đặc dụng của các hộ gia đình hay cá nhân. Trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng của đất theo kế hoạch hay quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước phê duyệt thì bị xử phạt từ 39 đến 50 triệu đồng.

Đất ruộng có sang tên được không và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đất ruộng có sang tên được không và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo mức trên thì người vi phạm phải trả lại thửa đất cho người chuyển nhượng. Nếu trường hợp bên chuyển nhượng không còn sống tại khu vực đặc dụng đó thì đất sẽ bị Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật. Người chuyển nhượng và được chuyển nhượng phải nắm để không bị vi phạm.

Đất ruộng có sang tên được không, trường hợp không được chuyển nhượng đất ruộng, mức phạt và thủ tục cần thiết cho việc chuyển nhượng đã chia sẻ hết qua bài viết trên. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn nắm rõ quy định về việc sang tên sổ đỏ cho đất ruộng. Qua đó có thể giúp bạn tránh bị xử phạt không mong muốn. Thường xuyên truy cập xaydungxhome.vn để nắm bắt những tin tức thị trường bất động sản mới nhất nhé!