Thị trường bất động sản du lịch Đà Nẵng có dấu hiệu lạc quan sau nhiều năm.
Sau một thời gian dài “đóng băng”, mảng địa ốc du lịch Đà Nẵng nằm chủ yếu ở khu vực ven biển sẽ có những biến động lớn trong giai đoạn tới. Nhờ vào chủ trương thúc đẩy mua bán và sát nhập đang được chính quyền nơi đây thực hiện.
Một thành viên ban chấp hành hiệp hội bất động sản Đà Nẵng cho rằng: Hoạt động của thị trường bất động sản nơi đây không khởi sắc trong vài năm qua. Các đơn vị khai thác như Savill hay CBRE, Đất Xanh, DanaLand…
Dù cố gắng tạo ra nhiều hoạt động “hâm nóng”. Nhưng vẫn không làm tình trở nên khả quan hơn. Số lượng giao dịch thấp và không tăng, giá chào bán thì không ngừng hạ liên tục xảy ra tại thị trường này.
Định hướng cho thị trường ra sao để có hiệu quả?
Khoảng thời gian hơn 5 năm qua, Đà Nẵng phải “trả giá” khá nhiều cho chiến lược hình thành và phát triển của mình. Một nhà môi giới Hà Nội đang nắm trong tay vài dự án nhỏ bên bờ biển Đà Nẵng nhìn nhận: Giai đoạn “bùng nổ” trước đây, toàn bộ những lô đất nền ven biển nơi đây đều “bị sốt”.
Một lượng lớn những lô đất có quy hoạch nhanh chóng được “cắm sổ” bởi các nhà đầu tư đến từ Hà Nội và phía nam. Trục đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc đã được giới đầu tư biến thành tâm điểm của những dự án nghỉ dưỡng 5 sao cao cấp.
Nhưng đến nay, phần lớn những giao dịch này đều không có chuyển biến. Nghĩa là số vốn và cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư bỏ ra không mang lại thành công như mong đợi. “Không ít dự án thực ra đã thuộc về các ngân hàng, chẳng qua chưa công bố chính thức mà thôi”. Nhà môi giới đến từ Hà Nội ngậm ngùi chia sẻ.
Nguyên nhân theo những người có chuyên môn, là do nhà đầu tư đã đầu cơ và đã định vị chưa chuẩn về bất động sản ở thị trường Đà Nẵng.
Thứ nhất là lệch nhu cầu: Khi phần lớn các đơn vị khai thác cho rằng nhiều nhà đầu tư sẽ đổ về đây. Trong khi trên thực tế lực hút của các đô thị ở Hà Nội, TP.HCM vẫn còn là rất lớn.
Các dự án bất động sản du lịch Đà Nẵng không ưu tiên cho nhà đầu tư địa phương, tại chỗ. Mà có thiên hướng triển khai kiểu “Đẩy giá cao tìm cơ hội triệu đô bên ngoài”. Nên khi bất động sản cả hai đầu đều tụt, hiện trạng nhà đất Đà Nẵng cũng tụt gấp hai lần.
Thứ hai, nắm bắt cơ hội thiếu nhạy bén: Theo một số nhà đầu tư, bờ biển miền Trung đúng là rất đẹp. Song cũng chỉ khai thác được theo mùa và đôi khi có thời gian còn xuất hiện cả thiên tai.
Hạ tầng và dịch vụ ở khu vực hiện tại còn khá kém. Cho nên, khi triển khai không kết hợp tư duy kết nối. Nhiều dự án nghỉ dưỡng đã trở thành “ốc đảo” hoang vu, “nhốt” du khách của mình sau bờ rào. Điều này trái ngược hẳn với tiêu chí “cộng đồng thân thiện” nơi đây.
Cần một sự thay đổi chiến lược cho các dự án.
Đánh giá hiện trạng của bất động sản địa phương. Chính quyền thành phố Đà Nẵng mới đây xác nhận, hiệu quả khai thác nhiều dự án còn khá thấp. Do đó, địa phương sẽ tích cực vận động và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dự án thu hút và giữ chân được du khách.
Ông Phùng Tấn Viết- Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng bày tỏ: Về căn bản, các chủ đầu tư dự án bất động sản ở Đà Nẵng thời gian qua cần được rà soát lại.
Nhiều chủ đầu tư thì rất tích cực, mong muốn gắn kết, nhưng tiềm lực con yếu. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế lại càng gặp nhiều khó khăn. Công tác khảo sát, quy hoạch, quan tâm và hỗ trợ cho họ lại chưa thật tốt.
Cho nên, nhiều dự án đã vào cảnh “sa lầy” ở Đà Nẵng. Ở đây không do lỗi nhà đầu tư mà cũng không hẳn là vì chính quyền thờ ơ. Cái thiếu, cái yếu và nguyên nhân chính ở đây chỉ là chưa có cơ chế phù hợp để các nhà đầu tư ngồi lại thỏa thuận với nhau. Cùng khai thác bất động sản ở thành phố này một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao hơn.
Đây chính là định dạng cho bất động sản Đà Nẵng trong tương lại. Điều này tạo điều kiện cho các dự án có thể dễ dàng mua bán, sát nhập và huy động được nhiều nguồn, nhiều nhà đầu tư cùng triển khai, dựa trên lợi thế của nhau.
“Khi có thể ngồi lại với nhau, nhà đầu tư sẽ minh bạch hóa được nhiều vấn đề, tưởng chừng vướng không gỡ được. Nhưng thực chất chỉ cần mỗi bên hỗ trợ nhau một ít, là các dự án sẽ tái khởi động trở lại. Nhất là lại còn có thể đầu tư thêm nhiều hạng mục dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn”, ông Viết nhìn nhận.
Theo một khảo sát chưa chính thức thì bất động sản du lịch Đà Nẵng hiện đang còn hơn 20 dự án gặp khó. Có dự án thì đang xúc tiến lại “tắc” mặt bằng.
Trong khi đó, lượng đất quy hoạch trên địa bàn còn bỏ trống nhiều. Cho nên chính quyền địa phương cần liên hệ để điều đình với các chủ dự án, nhất là số dự án “bị treo” . Qua đó tổ chức và có định hướng, chỉ đạo cần thiết để thay đổi tình hình.
Rất may là, chính quyền Đà Nẵng đang nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Vì thế các chủ đầu tư sẽ hy vọng vào một năm phát triển mới trên thị trường.