Bình Dương quy định diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa
Sáng 27-5, làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên - môi trường về tình hình thi hành Luật đất đai 2013, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, phó giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Hà Nội, cho rằng Luật đất đai 2013 dù mới có hiệu lực từ ngày 1-7-2014 nhưng đã có nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai.
Dẫn chứng nhóm các vấn đề xử lý vi phạm đất đai, ông Nghĩa cho rằng việc thu hồi đất đối với một số trường hợp vi phạm pháp luật đất đai vốn dĩ đã gặp nhiều khó khăn do đối tượng bị thu hồi không hợp tác, tuy nhiên trong Luật đất đai lại thiếu những quy định về chế tài thực hiện.
“Luật chỉ quy định việc cưỡng chế đối với trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, không quy định việc cưỡng chế thu hồi đất vi phạm pháp luật đất đai. Vì vậy, Chính phủ cần sớm có quy định bổ sung nội dung này” - ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, quy định về cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ - PV) cho người dân cũng có vướng mắc. Ví như đối với trường hợp tách thửa, theo quy định tại nghị định 43 của Chính phủ, các trường hợp tách thửa khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận phải lập hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan công chứng trước khi nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện công tác đo vẽ thửa đất, xác định điều kiện tách thửa. Thủ tục như trên gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, ví như trường hợp thửa đất không đủ điều kiện tách thửa hoặc diện tích chuyển nhượng có sai lệch so với hợp đồng công chứng.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Trần Hồng Hà, do Luật đất đai mới có hiệu lực nên còn nhiều nội dung cần phải hướng dẫn, trao đổi.
Ông Hà cho biết trước mắt Bộ Tài nguyên - môi trường tiếp tục nghe ý kiến các địa phương về tình hình thi hành Luật đất đai 2013.
“Những vướng mắc, kiến nghị của Hà Nội sẽ được bộ ghi nhận, yêu cầu các đơn vị chức năng nghiên cứu, sớm tháo gỡ và báo cáo Chính phủ xem xét” - ông Hà nói.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: