Cụ thể, theo báo cáo của công ty bất động sản toàn cầu Jones Lang LaSalle Inc., các công ty trên khắp châu Âu, Trung Đông và châu Phi thu về được 27 tỷ euro (tương đương 32 tỷ USD) từ việc bán tài sản trong năm 2020. Đáng chú ý, năm 2020 là thời điểm mà nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Do đó, tin tức này gây ra khá nhiều điều ngạc nhiên.
Nick Compton, người đứng đầu thị trường vốn doanh nghiệp của JLL tại châu Âu cho biết các công ty đang có xu hướng bán tài sản để đảm bảo vốn và giải phóng tính thanh khoản cũng như định hình lại danh mục đầu tư của họ. Điều này nhằm mục đích hỗ trợ các chiến lược kinh doanh sau đại dịch.
Trong số các tài sản được bán ra, chỉ có một phần ba doanh số là đến từ phân khúc bất động sản văn phòng, với số lượng tăng 10% so với năm 2019. Theo dữ liệu của Real Capital Analytics, doanh số từ tất cả các loại bất động sản thương mại ở châu Âu đều giảm 27% vào năm 2020.
Việc sụt giảm doanh thu trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ và khách sạn vào năm 2020, khiến bảng cân đối kế toán của họ gặp nhiều vấn đề và buộc các ban giám đốc phải huy động vốn. Nhiều thương vụ liên quan đến các hợp đồng thuê lại, cho phép các công ty tiếp cận vốn trong khi vẫn duy trì cơ sở của họ.
Việc thay đổi hình từ làm việc tại văn phòng sang làm việc tại nhà cũng khiến các doanh nghiệp tỏ ra đắn đo trong việc xác định lại các khoản đầu tư về văn phòng. Thậm chí, nhiều công ty sẵn sàng cho nhân viên làm việc tại nhà toàn thời gian để giảm thiểu chi phí.
Giám đốc điều hành Mark Caskey của JLL EMEA Corporate Solutions cho biết: “Những gì chúng tôi đang chứng kiến đó là rất nhiều doanh nghiệp quyết định cắt giảm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là văn phòng để tiết kiệm chi phí, qua đó có thêm nguồn vốn cho các chiến lược kinh doanh sau đại dịch”.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: