Đầu tư kiếm tiền từ cho thuê căn hộ, cho thuê mặt bằng, xưởng sản xuất đã là những lĩnh vực quá quen với nhà đầu tư bất động sản. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, có rất nhiều công ty muốn chen chân vào lĩnh vực này và các ông cũ lâu năm đã muốn rút ra đầu tư vào những mảng khác lợi nhuận hơn. Hiện nay, xu hướng đầu tư cho thuê kiot kinh doanh, bán hàng đang rất hot. Vậy hợp đồng thuê kiot như thế nào? Có những loại kiot nào trên thị trường? Có nên mua bán, trao đổi kiot hay không?
Kiot là gì?
Trong kinh doanh, thuật ngữ kiot được dùng khá phổ biến, nguồn gốc là từ tiếng Pháp ‘’kiosque’’ dịch sang có nghĩa là quầy hàng. Thuật ngữ này chỉ một khu vực bán hàng với quy mô cỡ vừa và nhỏ, các gian hàng được thiết kế kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật. Thường thì mỗi kiot sẽ có 1-2 nhân viên quản lý và làm việc, những kiot gộp thì có thể sẽ đông hơn.
Bạn có thể bắt gặp hình thức gian hàng kiot này ở bất kỳ đâu, từ các trung tâm thương mại, sân bay, khu chợ dân sinh,... Đây là nơi sẽ diễn ra hình thức buôn bán, trao đổi giữa người mua và người bán hàng, vậy nên các kiot thường sẽ tạo thành một tụ điểm khá đông. Mỗi gian hàng là một loại hàng hóa khác nhau và các chủ sở hữu kiot cũng là khác nhau để phục vụ nhu cầu cho mọi người.
Kiot là thuật ngữ dùng trong kinh doanh, có nghĩa là quầy hàng
Kinh doanh dưới dạng kiot bán hàng thì bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn loại hàng hóa bán và chọn địa điểm kinh doanh. Tùy vào khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới để lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ nếu bạn kinh doanh mặt hàng xa xỉ, các thương hiệu đắt tiền thì bạn phải nhắm đến khách hàng mục tiêu là những người đã có thu nhập ổn định. Vậy nên khu vực trung tâm thương mại, sân bay,... sẽ rất phù hợp. Nếu mặt hàng bạn kinh doanh là đồ ăn hàng ngày, những nhu yếu phẩm thì khu vực kiot chợ dân sinh hay kiot trường học sẽ phù hợp hơn.
Hợp đồng thuê kiot cần lưu ý những gì?
Trong bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào thì việc lựa chọn mặt bằng, địa điểm cũng rất quan trọng và chiếm phần lớn sự thành công nếu bạn nhắm tới kinh doanh offline. Nếu biết cách chọn mặt bằng đúng nơi, đúng vị trí và ở những khu vực được quan tâm nhiều thì lợi nhuận, doanh thu bán hàng sẽ được nhiều hơn. Tuy nhiên bạn đừng vội ký kết hay hứa hẹn bất cứ điều gì nhé, hãy tìm hiểu kỹ, các điều khoản, hợp đồng thuê kiot,... Tránh các trường hợp dở khóc dở cười về sau.
Xác nhận thông tin cơ bản cả hai phía
Các thông tin cơ bản như thông tin chủ sở hữu, thông tin về địa điểm kiot bạn phải thực sự nắm được, hiểu rõ để tránh những rắc rối về sau. Rất nhiều trường hợp bán lại, sang tay chứ không phải từ chủ nhân chính, và khi phát sinh vấn đề thì bạn sẽ là người thiệt rất nhiều.
Tìm hiểu và xác nhận các thông tin cá nhân của hai bên là chính xác
Xác nhận các thông tin về khoản phí mỗi tháng, phí cố định, phí phát sinh và các dịch vụ liên quan gồm những gì. Và thảo luận với bên cho thuê xem những phí phát sinh đó có thực sự cần không và nếu mình không tuân thủ thì sẽ như thế nào. Và xác nhận diện tích cho thuê nếu bên cho thuê tính theo km2 chứ không thuê theo dạng một khoanh thì bạn cần tính toán để có mức chi phí phù hợp nhất.
Nắm bắt thông tin về thời gian thuê và hạn mức
Thời gian thuê sẽ là thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc ràng buộc của cả hai bên. Trong các điều khoản, chắc chắn sẽ có đề cập đến nếu bên nào phá hợp đồng thì sẽ phải đền bù và bạn cần lưu ý mức đền bù là bao nhiêu và các ràng buộc như thế nào để phòng khi có vấn đề xảy ra. Thường thì tiền đền bù sẽ chính là khoản tiền cọc. Và để hạn chế tối đa việc phải đền hợp đồng thì nếu chưa xác định được hướng đi, bạn nên chọn thời gian thuê ngắn hạn trước. Trong thời gian này, bạn sẽ xác định xem có tiếp tục phát triển được nữa hay không để quyết định ký hợp đồng thuê kiot tiếp.
Nắm được thời gian và hạn mức thuê để không vi phạm hợp đồng
Hợp đồng thuê kiot cần có tính pháp lý chặt chẽ
Nếu việc ký hợp đồng chỉ là việc diễn ra giữa hai người, người mua và người bán kiot thì nhiều khả năng hợp đồng sẽ chưa thể phát huy được tối đa tác dụng. Trường hợp nếu chưa có ai thay mặt kiểm tra tính hợp pháp và các cơ quan chức năng chấp thuận thì dưới pháp luật nó hoàn toàn vô tác dụng.
Hợp đồng thuê kiot đảm bảo có tính pháp lý chặt chẽ
Vậy nên bạn cần mang hợp đồng đến những cơ quan có thẩm quyền để công chứng hợp đồng. Sau khi công chứng thì các cơ quan cũng có sự xem xét và nếu có phần nào chưa đúng, chưa chính xác họ sẽ không xác nhận và bạn sẽ nhận ra những điểm còn thiếu của hợp đồng để sửa đổi thêm.
Để không phạm những lỗi bất lợi và bị dồn vào thế khó thì khi kinh doanh nhất định bạn phải có hợp đồng thuê kiot. Hợp đồng sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề nhanh hơn nếu có phải dính dáng đến pháp luật. Trên đây là những lưu ý bạn cần biết và khái niệm về kiot kinh doanh là như thế nào. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ là có ích với bạn đọc và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trước khi làm hợp đồng.