Tôi Xin cảm ơn !
Luật sư Nguyễn Văn Đàm – Công ty Luật TNHH Đất Luật trả lời:
Vì thông tin của bạn cung cấp chưa được đầu đủ nên chúng tôi trả lời chung cho bạn rõ như sau: theo quy định của pháp luật hiện hành, di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực (Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005). Đối với trường hợp bạn nêu, di chúc miệng của ông nội và bà nội thứ 2 của bạn là không hợp pháp do không thực hiện được đủ các thủ tục và điều kiện do pháp luật quy định. Như vậy, người em trai của bạn không có quyền hưởng phần di sản thừa kế của ông bà nội của bạn để lại. Ông nội và bà nội thứ 2 của bạn chết không để lại di chúc, mảnh đất là di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất của ông nội và bà nội của bạn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a, Khoản 1, Điều 676, Bộ luật Dân sự năm 2005). Hiện nay, hàng thừa kế thứ nhất của ông nội và bà nội thứ 2 của bạn được xác định gồm có: bố của bạn, 3 bác gái (con của bà nội thứ nhất), và cô em nuôi của ông nội và bà nội thứ 2 của bạn (nếu cô em nuôi được xác định là người con nuôi của ông nội và bà nội thứ 2 của bạn).
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: