Ông Bùi Đức Thịnh hiện là Chủ tịch HĐQT công ty May Sông Hồng, một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm. Theo chân BATDONGSAN EXPRESS qua bài viết dưới để hiểu hơn về cuộc đời ông Bùi Đức Thịnh nhé!
Chủ tịch Bùi Đức Thịnh là ai?
Bùi Đức Thịnh sinh năm 1947 tại mảnh đất Nam Định. Ông dành phần lớn thời gian của tuổi trẻ trong quân ngũ sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế. Từ một người lính thuộc binh chủng tên lửa, sau khi xuất ngũ năm 1974 ông bắt đầu hoạt động với đoàn thể rồi tham gia các công tác chính trị ở quê nhà.
Thời điểm đất nước bắt đầu bước sang thời kỳ đổi mới, ông có trách nhiệm thành lập và quản lý xí nghiệp may 1-7, tiền thân trước đây của May Sông Hồng. Những ngày đầu của công ty này rất khó khăn với việc 'xuất thân" là một doanh nghiệp Nhà nước với chỉ có mấy chục chiếc máy may đạp chân, chẳng đồng vốn dự trữ.
Chủ tịch công ty may Sông Hồng - ông Bùi Đức Thịnh
Thời điểm đó, ông Thịnh cùng với các cộng sự không có gì trong tay ( không vốn, không đất đai, không công nghệ ) ngoài sự kiên trì và quyết tâm.
Với tinh thần quyết tâm được rèn giũa từ khi còn trong quân ngũ, ông Đức Thịnh đã kiên trì tìm cho May Sông Hồng 1 tia hy vọng nhỏ nhoi để vượt qua nghịch cảnh. Khi đội ngũ lãnh đạo đang vô cùng bế tắc, 1 cơ may đã đến với ông Thịnh, ông có cơ hội được gặp Jimmy Fu, một doanh nhân người Đài Loan, người đã đưa ông Thịnh sang Hong Kong, Đài Loan và Thẩm Quyến để tìm hiểu thêm về thiết bị, công nghệ và nguyên liệu tân tiến nhất trong ngành may lúc bấy giờ.
Công ty CP may Sông Hồng - một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm
Sau khi tìm hiểu được bí mật về các công nghệ, kỹ thuật đã khiến các doanh nghiệp nước ngoài thu lợi nhuận khổng lồ, ông Thịnh đã có định hướng rõ ràng cho May Sông Hồng trong thời điểm khủng hoảng như vậy.
Chủ tịch Bùi Đức Thịnh và chặng đường xây dựng cơ ngơi nghìn tỷ.
Những năm 97, 98, thời điểm mà cả nước chỉ có khoảng 6, 7 xưởng chuyên sản xuất bông và chủ yếu là của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này khiến ông Bùi Đức Thịnh và ban lãnh đạo công ty kiên quyết thành lập ra xưởng sản xuất bông đầu tiên của người Việt. Vào mùa đông năm 2001, chiếc khăn bông đầu tiên của May Sông Hồng được sản xuất và mang theo khát vọng lớn lao của vị doanh nhân người Việt.
Từ 3 xưởng may ban đầu với 1500 công nhân, chỉ trong vòng 3 năm sau khi sản xuất, May Sông Hồng đã phát triển và mở rộng quy mô lên đến 6 xưởng may, với tổng số cán bộ công nhân viên làm việc lên con số 3600 người. Nhờ có chiến lược đúng đắn khi tập trung đầu tư vào đúng chuyên ngành may mặc xuất khẩu cùng với uy tín đã được xây dựng từ lâu, May Sông Hồng luôn được tin dùng ở cả trong và ngoài nước, đây là đòn bẩy giúp May Sông Hồng phát triển ngày càng vững chắc.
Công nhân viên May Sông Hồng
Sau khi cổ phần hóa, số lượng xưởng may và công nhân viên làm việc cũng tăng lên theo cấp số nhân. Hiện nay, May Sông Hồng đã vượt mốc 11.000 công nhân viên và 18 xưởng may. Từ một doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé, Bùi Đức Thịnh đã dần xây dựng được một đế chế hùng hậu.
Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh các dòng sản phẩm chăn ga gối đệm nội địa có chất lượng cao và giá thành hợp lý, May Sông Hồng hợp tác với nhiều thương hiệu quốc tế đình đám như Nike, Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Bugatti…
Bùi Đức Thịnh chia sẻ về các chiến lược dự định của CTY CP May Sông Hồng
Thế mạnh chính của công ty khi xuất khẩu là mặt hàng may mặc thời trang. Ngoài ra nhiều nhãn hàng về chăn, ga, gối, đệm ban đầu chỉ để phục vụ thị trường trong nước cũng đã dần vươn ra quốc tế. Với những mặt hàng có chất lượng cao của May Sông Hồng, ông Thịnh cũng đã vươn ra được nhiều thị trường khó tính trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan...
Thời điểm May Sông Hồng chuẩn bị lên sàn HOSE là vào năm 2018, kỷ niệm 30 năm thành lập công ty này.
CTY CP May Sông Hồng được ưu tiên trong hải quan
Khi dịch COVID-19 càn quét trong năm 2020, doanh thu May Sông Hồng cũng bị ảnh hưởng xấu, nhưng chủ tịch Bùi Đức Thịnh và ban lãnh đạo đã đưa ra được định hướng trong năm mới để có thể vượt qua nghịch cảnh.
Triết lý kinh doanh từ đạo Phật
Thương hiệu Sông Hồng có lẽ là cái tên đầy tự hào và mang đặc trưng của người Việt. Người lãnh đạo của doanh nghiệp này - ông Bùi Đức Thịnh luôn đặt triết lý kinh doanh “ đặt chữ tâm thiện lên hàng đầu”.
Triết lý kinh doanh từ Đạo Phật
Cụ thể ông Thịnh cho rằng: ''Khi đã làm doanh nghiệp, nếu nói rằng không hề tính toán lời lãi, thì có lẽ lời đó cũng không được thực lòng, nhưng nếu đặt lợi nhận bản thân và doanh nghiệp quá cao mặc đồng bào của mình thì chắc hẳn Đạo Trời cũng sẽ chẳng thuận''.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin về hồ sơ doanh nhân Việt Nam và thế giới nhé!