Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai trên nguyên tắc quản lý đất đai |
Tại hội thảo chia sẻ báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát được tổ chức ngày 21/10 tại Hà Nội, Ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra cho biết, Báo cáo đã chỉ ra 6 nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực “nóng” này.
Nguy cơ tham nhũng cao bắt nguồn từ “siêu lợi nhuận” khi đất được giao/cho thuê với mục đích thương mại; từ sự phức tạp, không thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định của pháp luật hiện hành; sự yếu kém trong quá trình thực hiện pháp luật. Sự thiếu công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong việc giao/cho thuê đất kinh doanh BĐS; sự chồng chéo, thiếu hiệu quả của bộ máy quản lý đất đai, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; nhận thức và thái độ ứng xử của doanh nghiệp và người dân trong quan hệ với cơ quan công quyền cũng là những yếu tố chứa đựng nguy cơ tham nhũng cao.
Kết quả khảo sát cho thấy, giá đất tăng không ngừng trong thời gian qua, thể hiện ở khung giá đất của tỉnh và giá giao dịch trên thị trường năm sau cao hơn năm trước. Chính vì giá trị “siêu lợi nhuận” này dẫn đến nguy cơ các nhà đầu tư sẵn sàng “bôi trơn” bằng các khoản chi phí không chính thức.
Gần 90% DN nhận định thủ tục giao đất tại địa phương còn nhiều phức tạp, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Còn chính các cán bộ, công chức cũng nhận định thời hạn quy định quá ngắn để DN chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định (33,8%); các quy định về thủ tục còn phức tạp, thiếu nhất quán khiến cán bộ tiếp nhận/thụ lý hồ sơ phải cân nhắc, xin ý kiến (26,2%).Gần 90% DN nhận định thủ tục giao đất tại địa phương còn nhiều phức tạp, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Còn chính các cán bộ, công chức cũng nhận định thời hạn quy định quá ngắn để DN chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định (33,8%); các quy định về thủ tục còn phức tạp, thiếu nhất quán khiến cán bộ tiếp nhận/thụ lý hồ sơ phải cân nhắc, xin ý kiến (26,2%).
|
Sự thiếu công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong việc giao/cho thuê đất kinh doanh BĐS hiện cũng rất đáng báo động. Có đến 60,4% số cán bộ, công chức được hỏi công nhận việc công khai chính sách pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, rất hạn chế hoặc không được thực hiện.
Ông Đinh Văn Minh cũng đặc biết nhấn mạnh đến nguy cơ tham nhũng từ chính nhận thức và thái độ ứng xử của DN và người dân. 93,4% DN được hỏi thừa nhận có chi trả các chi phí không chính thức. 31,7% cán bộ, công chức được hỏi công nhận DN có trả thêm các khoản chi phí này. Theo ông Minh, nền “văn hóa quà tặng”, thói quen quà cáp “đôi bên cùng có lợi” đang “ám ảnh” quy cách ứng xử của người dân. Việc coi quà cáp hối lộ là bình thường, tất yếu và là con đường tốt nhất, nhanh nhất, rẻ nhất đưa hối lộ trở thành thói quen.
“Một rừng luật”, tăng nguy cơ tham nhũng
Hiện nhiều ngành luật cùng điều chỉnh vấn đề giao đất/cho thuê đất cho DN kinh doanh BĐS, có thể kể đến như: Dân sự, Đất đai, Kinh doanh bất động sản, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Đầu tư, Doanh nghiệp. Chính sự mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật dẫn đến nguy cơ người thực thi trách nhiệm quản lý có nhiều lý do để gây khó khăn cho nhà đầu tư để nhận được sự “bồi dưỡng” hay “bôi trơn” trong quá trình làm thủ tục.
Hội thảo chia sẻ báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát nguy cơ
tham nhũng trong việc giao đất cho các DN kinh doanh BĐS
Cùng nhận định với ông Vinh, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch chuyên trách hội BĐS Việt Nam cho biết, trình tự giao đất/cho thuê đất của các tỉnh, thành rất khác nhau. Mới đây, Hội BĐS Việt Nam đã tiến hành một cuộc điều tra về quy trình xét duyệt đầu tư xây dựng cơ bản ở 28 tỉnh, thành thì có được 28 kết quả khác nhau.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Minh, để tránh nguy cơ tham nhũng, cần có quy định rõ hơn các khoản chi phí hợp lý trong lĩnh vực này. Tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định pháp luật cụ thể về hoa hồng, “lobby” (vận động hành lang - PV).
Còn ông Nguyễn Ngọc Thanh, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, việc giao đất/cho thuê đất cho DN kinh doanh BĐS mang tính đặc thù do đất sẽ trở thành hàng hóa ngay lập tức, cần có chế tài thật nghiêm ngặt với các đối tượng có liên quan. Bên cạnh hiện tượng “bôi trơn” để các thủ tục được thực hiện nhanh, ông Thanh cho biết, qua thực tế thanh tra, có những nhà đầu tư chủ động xin giãn thời gian làm thủ tục, thực hiện đầu cơ tích trữ.
Các đại biểu cũng cho rằng cần hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai trên nguyên tắc quản lý đất đai theo quy hoạch. Ông Trần Đăng Vinh cho biết, theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, tại rất nhiều đơn vị, công tác này bị buông lỏng hoặc thực hiện không phù hợp. Việc công khai minh bạch trong quản lý, thực hiện các dự án BĐS sẽ góp phần hạn chế tình trạng này.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: