Trong số 37 dự án trên có 14 dự án giao thông trọng điểm có tính chất quyết định để giải quyết ùn tắc giao thông, gồm: Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội, đoạn Nhổn – Ga Hà Nội; Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; Xây dựng đường vành đai 1 (đoạn Ô Đống Mác – Đê Nguyễn Khoái); Xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu; Xây dựng đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy – Chợ Mơ – Ngã Tư Vọng; Xây dựng tuyến đường sắt trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở; Xây dựng đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; Xây dựng đường vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục; Xây dựng các nút giao thông Cầu Chui, nút giao thông giữa đường Nam Hồng với tuyến đường Mai Dịch – Nội Bài, nút giao giữa tuyến đường Nguyễn Chí Thanh với đường Láng, nút giao đường Lê Văn Lương – đường Láng, nút giao và cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc – Thái Hà, nút giao thông Ô Chợ Dừa, nút giao đường Láng Hạ - Thái Hà; Xây dựng đường 5 kéo dài (từ cầu Chui – cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long); Nâng cấp, mở rộng đường 70 đoạn từ Láng – Hòa Lạc đến Nhổn theo hình thức hợp đồng xây dựng-chuyển giao; Tuyến 70: Hà Đông – đường Láng – Hòa Lạc; Cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông – Văn Điển; Dự án phát triển bền vững vận tải công cộng Hà Nội. Dự kiến có 11/14 công trình hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.
Trước đó, trong báo cáo thẩm tra, Ban Kinh tế Ngân sách của HĐND Thành phố cho rằng, đề xuất tiến độ nút giao thông Ô Chợ Dừa là 2013-2017 và vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục là 2012-2018 là quá dài, trong khi đây là nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc và là tuyến đường vành đai quan trọng của hệ thống hạ tầng hiện nay nên cần đẩy nhanh tiến độ.
Về đề xuất thực hiện đồng thời trong giai đoạn 2011-2015 cả dự án xây dựng tuyến đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở và xây dựng tuyến đường trên cao dọc đường vành đai 2 đoạn cầu Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở, Ban cho rằng dự án xây dựng tuyến đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở là cấp thiết hơn dự án xây dựng tuyến đường trên cao, vì vậy việc xây dựng tuyến đường trên cao nên lùi lại giai đoạn sau cho phù hợp với khả năng hiện nay của Thành phố.
Nghị quyết cũng nhất trí thực hiện 5 dự án trọng điểm trong lĩnh vực cải thiện môi trường gồm: Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án II; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn nhằm cải thiện môi trường Hà Nội tại Yên Xá, Thanh Trì; Đầu tư xây dựng Khu LHXLCT Sóc Sơn giai đoạn II tại huyện Sóc Sơn; Nhà máy xử lý nước thải tập trung tại Phú Đô; Xây dựng 2 cơ sở hỏa táng của Thành phố tại 2 huyện phía bắc và phía tây Thành phố, Công viên nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn I, Nghĩa trang tập trung Minh Phú, huyện Sóc Sơn, Dự án đầu tư mở rộng nghĩa trang Thanh Tước. Dự kiến có 4/5 công trình sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.
9 dự án văn hóa-xã hội được HĐND Thành phố thông qua là dự án xây dựng Nhà hát Thăng Long; Cung thiếu nhi Hà Nội; Công viên vui chơi, giải trí, Trung tâm thể dục thể thao Đống Đa; Khu Hoàng thành Thăng Long – Thành cổ Hà Nội; Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì; Xây dựng, cải tạo Bệnh viện đa khoa Đức Giang; Bệnh viện đa khoa 1000 giường tại huyện Mê Linh; Xây mới Bệnh viện Nhi Hà Nội; Xây dựng Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (cơ sở 2) . Dự kiến 7/9 công trình sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.
5 dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn trọng điểm giai đoạn 2011-2015 gồm: dự án Tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; Cải thiện hệ thống thoát nước khu vực phía Tây thành phố (trạm bơm Yên Nghĩa); Cụm công trình đầu mối Liên Mạc; Cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Đông Mỹ, huyện Thanh Trì; Xây dựng hệ thống thoát nước bờ tả lưu vực sông Nhuệ. Dự kiến 5/5 công trình sẽ hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.
2 dự án xây dựng hạ tầng cho phát triển khoa học công nghệ là dự án: Xây dựng Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội; . Xây dựng Trung tâm nghiên cứu dịch vụ chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ. Dự kiến cả 2 dự án hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015;
2 dự án phục vụ đảm bảo an ninh và cải cách hành chính là: Xây dựng Khu liên cơ quan hành chính của Hà Nội và Tòa nhà văn phòng đại diện các tỉnh thành tại Khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hưng; Đầu tư trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng phòng, cháy, chữa cháy Hà Nội. Dự kiến cả 2 công trình đều hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015.
HĐND Thành phố cũng nhất trí thông qua 2 chương trình mục tiêu của Thành phố giai đoạn 2011-2015 là Chương trình giảm thiểu ùn tắc giao thông và Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước. Đồng thời, thông qua mục tiêu, nội dung và cơ chế đầu tư thực hiện 16 công trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, trong đó có 13 dự án giao thông, 2 dự án thuộc lĩnh vực đào tạo và khoa học công nghệ, 1 dự án bảo vệ môi trường.
Cũng trong nghị quyết, HĐND Thành phố giao UBND Thành phố cụ thể hóa các giải pháp, biện pháp điều hành, tập trung chỉ đạo và đầu tư dứt điểm để hoàn thành và cơ bản hoàn thành các dự án trọng điểm; xây dựng kế hoạch, chương trình chi tiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu trong giai đoạn 2011-2015.
Trong 5 năm 2006-2010, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 790 dự án sử dụng vốn ngân sách Thành phố, khoảng 2.500 dự án ngân sách quận, huyện, thị xã đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH và đảm bảo nhu cầu dân sinh của Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều dự án triển khai chậm, không ít dự án trong quá trình triển khai phải thực hiện điều chỉnh dự án; một số công trình trọng điểm không hoàn thành theo tiến độ; việc thanh quyết toán còn kéo dài. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: