Hà Nội: Loạt đất nông, lâm trường bị 'xà xẻo', biến tướng

Hà Nội hiện có hàng chục nông, lâm trường với diện tích đất quản lý lên đến hàng chục nghìn ha. Việc quản lý lỏng lẻo trong quá trình đổi mới khiến đất ở nhiều nông, lâm trường bị “xẻ thịt” xây dựng những công trình trái phép.

Hà Nội hiện có hàng chục nông, lâm trường với diện tích đất quản lý lên đến hàng chục nghìn ha. Việc quản lý lỏng lẻo trong quá trình đổi mới khiến đất ở nhiều nông, lâm trường bị “xẻ thịt” xây dựng những công trình trái phép.

Hà Nội: Loạt đất nông, lâm trường bị 'xà xẻo', biến tướng

Công trình quy mô 4 tầng với tổng diện tích hơn 2.000 m2 trên đất nông trường chè Long Phú.

Nằm ngay trên Quốc lộ 21 tấp nập xe qua lại, nông trường Long Phú (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai) rộng hàng trăm ha là một địa danh với những sản phẩm chè nổi tiếng. Ghi nhận tại đây, những khoảnh trồng chè còn lại không nhiều, thay vào đó là nhà xưởng kiên cố, nhà dân san sát (đa số nhà cấp 4). Đặc biệt, trong nông trường xuất hiện một công trình quy mô 4 tầng với tổng diện tích hơn 2.000 m2. Xung quanh công trình là khu đất rộng, đang thi công tiểu cảnh, vườn cây trang trí. Được biết, công trình được gắn biển tên FDC ELDER CENTER sẽ thành Viện dưỡng lão trong tương lai. Hiện các công nhân vẫn đang thi công lát gạch bên trong hàng rào công trình này.

Kế bên công trình này là 2 nhà xưởng quy mô hàng chục ha, có hàng rào xây bằng tường gạch kiên cố bên ngoài. Bên trong là những kho chứa hàng lợp tôn.

hà nội, ba vì, quốc oai, thạch thất, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chè phú long,  - ảnh 1

Công trình khủng đang hoàn thiện trên đất lâm trường.

Tình trạng tương tự diễn ra ở khu đồi M3 thôn Hoàng Long, xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), đây vốn là đất trồng cây lâu năm được giao cho Xí nghiệp gà giống trứng dòng thuần Ba Vì quản lý trước đây. Tuy nhiên, Xí nghiệp chuyển nhượng hàng chục ha đất cho một số cá nhân, sau khi nhận chuyển nhượng những cá nhân này đã “biến tướng” khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng hàng loạt công trình trái phép.

Theo người dân tại đây, hàng chục ha đồi M3 đã bị cào bằng và thay vào đó là hàng loạt nhà ở kiên cố. Theo thời gian, các công trình cứ tiếp tục mọc lên mà không thấy cơ quan chức năng xử lý. “Trong dịp Covid-19 vừa qua, chủ nhà đã tranh thủ hoàn thành 1 công trình hoành tráng tại đây”, một người dân cho hay.

Chồng chéo quản lý đất nông, lâm trường

Đại diện Cty CP Chè Long Phú khẳng định: “Việc quản lý lấn chiếm thuộc trách nhiệm của chính quyền”. Theo vị này, tháng 7/2018, Cty đã bàn giao 250 ha đất với hơn 2.000 hộ về địa phương. Đối với viện dưỡng lão quy mô lớn xây dựng trên đất của Cty, đơn vị này cho biết chỉ ký hợp đồng giao khoán chứ không ký hợp đồng mua bán nào.

hà nội, ba vì, quốc oai, thạch thất, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chè phú long,  - ảnh 2

Ngay sát công trình 4 tầng, là loạt nhà xưởng kiên cố trên đất HTX chè.

Trao đổi với PV Tiền Phong về công trình 4 tầng quy mô lớn mọc trên đất trồng chè của nông trường Phú Long, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Hoà Thạch cho biết, đây là công trình sai phạm. Tuy nhiên, việc xử lý vượt thẩm quyền của xã, xã đã có báo cáo chờ chỉ đạo của UBND huyện Quốc Oai.

Được biết, công trình 4 tầng kiên cố được xây dựng trên 3 thửa đất được Cty chè Long Phú giao để làm nhà trồng chè và kinh tế hộ; mục đích sử dụng là Đất ở và đất vườn. Đối với diện tích trồng chè được giao khoán là do Cty CP chè Long Phú quản lý.

Theo UBND xã, việc quản lý đất nông trường gặp nhiều khó khăn, do đất ở và đất vườn liền kề xen kẽ với đất trồng chè. Sau khi Cty chè Long Phú cổ phần hóa thì phần diện tích đất ở, đất vườn được bóc tách trên cơ sở hiện trạng và theo giấy tờ gốc giao của Cty; Phần còn lại nằm trong cơ cấu sản xuất của Cty chuyển đổi cổ phần hóa. Phần lớn diện tích sau khi chuyển đổi cổ phần thẩm quyền giao, cho thuê để Cty sử dụng do UBND thành phố Hà Nội và Bộ NN&PTNT nên khó khăn cho việc rà soát, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng.

UBND xã cũng đề nghị UBND huyện Quốc Oai, UBND thành phố Hà Nội có văn bản chỉ đạo xác minh rõ hạn mức sử dụng đất ở đối với đất do Cty chè bàn giao gồm đất ở và đất trông cây lâu năm để UBND xã có căn cứ xác định hành vi vi phạm.

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhận định: “Câu chuyện đổi mới nông, lâm trường đã thực hiện nhiều năm nay nhưng làm không quyết liệt”. Thể hiện ở việc giao khoán nhưng không rõ phần nào giao lại cho địa phương, phần nào còn lại của nông, lâm trường dẫn đến tình trạng buông lỏng, không ai quản lý. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý, sử dụng, chuyển nhượng đất đai sau này.

Về các công trình “xẻ thịt” đồi M3, đại diện xã Tản Lĩnh thông tin: “Có 12 công trình vi phạm tại đây, trong đó có 11 công trình đã đưa vào sử dụng từ năm 2016 – 2017”.

Về nguồn gốc đất, khu đất này do Xí nghiệp gà giống trứng dòng thuần Ba Vì nay là Cty CP giống gia cầm Ba Vì quản lý sau cổ phần hóa. Sau đó giao khoán cho Cty TNHH công nghệ Việt Mỹ sử dụng 50 năm. Trong quá trình sử dụng đất, họ đã chuyển nhượng cho các cá nhân và xây nhà tại đây.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24