Hà Nội: Cải tạo chung cư cũ “đóng băng” vì mâu thuẫn lợi ích

Với nỗ lực xây dựng Hà Nội thành thủ đô văn minh, hiện đại, UBND TP Hà Nội đã có chủ xây dựng, cải tạo các khu chung cư cũ đã xuống cấp. Tuy nhiên, do vấn đề lợi ích của cả doanh nghiệp và người dân nên sau hơn 10 năm triển khai, chủ trương này vẫn dậm chân tại chỗ.

Với nỗ lực xây dựng Hà Nội thành thủ đô văn minh, hiện đại, UBND TP Hà Nội đã có chủ xây dựng, cải tạo các khu chung cư cũ đã xuống cấp. Tuy nhiên, do vấn đề lợi ích của cả doanh nghiệp và người dân nên sau hơn 10 năm triển khai, chủ trương này vẫn dậm chân tại chỗ.

Hà Nội: Cải tạo chung cư cũ “đóng băng” vì mâu thuẫn lợi ích

Khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng khiến chủ trương cải tạo chung cư cũ của Hà Nội đang dậm chân tại chỗ.


Như Petrotimes nhiều lần đề cập, Hà Nội hiện có 982 nhà chung cư cũ 4 – 5 tầng do TP quản lý và 173 nhà chung cư, nhà tập thể khác do Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Bộ Quốc phòng) quản lý. Trong đó, có 11 chung cư xếp hạng D (hạng đặc biệt nguy hiểm) cần phải cải tạo, tuy nhiên, đến nay mới có 1 dự án (B14 Kim Liên) hoàn thành xây mới, 10 khu chung cư nguy hiểm khác vẫn loay hoay thương thảo giải phóng mặt bằng.


Các khu tập thể (KTT), chung cư ở Hà Nội được xây dựng từ những năm 1960 – 1970 của thế kỷ trước, từ chủ trương xây dựng nhà ở để phân phối cho cán bộ, công nhân viên. Thời điểm đó, Nhà nước đã đầu tư vốn để xây dựng hơn 3 triệu m2 nhà chung cư, KTT để giải quyết chỗ ở cho khoảng 30% số cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước trên địa bàn Thủ đô. Nay các KTT, chung cư đó đã 40 – 50 năm tuổi, hầu hết đã đến giai đoạn xuống cấp, cần phải phá đi, xây mới để đảm bảo an toàn.


Thế nhưng, rất nhiều công trình chung cư nguy hiểm đã có quyết định của thành phố phải cải tạo từ 7 – 10 năm trước nhưng đến nay vẫn án binh bất động như các KTT Nguyễn Công Trứ, Văn Chương, Quỳnh Mai, Giảng Võ, Thành Công…


Điển hình như KTT Nguyễn Công Trứ, dù được Hà Nội coi là dự án thí điểm thực hiện cải tạo từ năm 2002 để xây lại nhưng hiện vẫn “án binh bất động”. Cùng thời là KTT Văn Chương, quận Đống Đa có quyết định cải tạo, xây mới tính đến nay đã hơn 10 năm, nhưng vẫn chưa thể khởi công.


Lý giải cho tình trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, rào cản lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương trên chính là khâu giải phóng mặt bằng, khi người dân một mặt muốn ở nhà mới an toàn, tiện nghi, mặt khác lại muốn phương án đền bù “có lợi nhất”.


Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, các dự án không giải phóng được mặt bằng là do người dân đòi diện tích tái định cư tại chỗ tăng gấp từ 1,5 – 2 lần, cao hơn so với quy định của TP (1,3 lần) mới chịu di dời.


Và để đáp ứng yêu cầu trên thì cải tạo 1 khu nhà 5 tầng, doanh nghiệp phải xây cao 10 tầng trả cho dân và phải được xây thêm khoảng 10 tầng nữa mới có lãi. Nhưng theo Quy hoạch chung Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt, khu vực 4 quận nội thành không được xây cao tầng để hạn chế áp lực dân cư lên cơ sở hạ tầng, giao thông… trong khu vực.


“Những mâu thuẫn nêu trên khiến chương trình cải tạo chung cư cũ bị “đóng băng” nhiều năm nay”, ông Tuấn nhấn mạnh.


Xung quanh vấn đề này, ông Lê Văn Thịnh – Trưởng Phòng Giám định I, Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho rằng, để giải quyết mâu thuẫn này, Hà Nội quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh một vài khu đô thị gồm có cả nhà bán và nhà cho thuê, với hạ tầng hoàn chỉnh và đồng bộ, đầy đủ trường học, bệnh viện, công viên, khu thương mại, khu thể thao… Người dân có cơ hội so sánh và có nhiều lựa chọn khi quyết định về ở những khu nhà mới này.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24