Trong những năm gần đây, đất ruộng Hậu Giang đang tạo nên cơn sốt bất động sản với tiềm năng tăng đầy hứa hẹn. Tuy vậy vẫn có nhiều nguy cơ bất cập có thể khiến các nhà đầu tư mất trắng tiền khi mua. Thực hư như thế nào? Làm sao để tránh được các vấn đề này? Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời với bài viết dưới đây nhé!
Đất ruộng Hậu Giang sở hữu tiềm năng đầy hứa hẹn
Có nên mua đất ruộng Hậu Giang không?
Hậu Giang là một trong các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, vị trí thuận lợi nằm gần hai thành phố lớn là Cần Thơ và TP HCM. Tỉnh thuộc hạ lưu sông Hậu và mạng lưới sông ngòi và kênh rạch dày đặc . Vì vậy mà đất ruộng cũng được xem như là “đặc sản” bất động sản tại đây.
Đầu tư vào đất nông nghiệp có những ưu điểm và hạn chế riêng
Đất ruộng cũng thường được gọi là đất canh tác, sử dụng trong nông nghiệp là chính. Một số ưu và nhược điểm khi mua đất ruộng như:
Ưu điểm của đất ruộng
Nhiều nhà đầu tư hiện nay lựa chọn đầu tư đất ruộng hay đất nông nghiệp khác hầu hết là vì giá cả khá mềm cùng với nguồn cung phong phú. Chỉ cần một số vốn tầm trung là bạn đã có thể dễ dàng tìm mua được thửa đất rộng, thoải mái sử dụng phù hợp với mục đích.
Hơn nữa, đất nông nghiệp có thể làm một số thủ tục để chuyển thành đất ở và khi đó, chúng sẽ có giá trị hơn, thậm chí là tăng rất mạnh. Bên cạnh đó, nếu có vị trí đẹp như gần khu chung cư thì chắc hẳn sản phẩm sẽ càng có tính thanh khoản cao. Vì vậy mà không ít nhà đầu tư có thể nhận lại một khoản lợi nhuận “béo bở” từ phân khúc bất động sản này.
Hạn chế khi mua đất ruộng
Một số rủi ro có thể gặp phải khi mua đất ruộng mà bạn cần lưu ý khi mua đất ruộng:
- Giá trị thực của đất có thể khó xác định bởi hiện nay nhu cầu đất về thị trường có dấu hiệu tăng mạnh, giá đất thường bị đẩy lên cao hơn.
- Khó sinh lời hơn đất thổ cư vì giá biến động không mạnh.
- Khi tách thửa thường gặp nhiều trục trặc, có thể có tranh chấp
- Với đất nông nghiệp đang nằm trong quy hoạch, không được chuyển thành đất thổ cư.
- Phí chuyển đổi từ đất ruộng sang đất thổ cư khá cao.
Với câu hỏi có nên mua đất ruộng Hậu Giang thì thực sự không có câu trả lời các định. Tùy thuộc và nhu cầu sử dụng, kế hoạch đầu tư cùng những ưu nhược điểm trên đây mà chắc hẳn mỗi người sẽ có câu trả lời phù hợp cho riêng mình. Để có thể kinh doanh và sử dụng tốt đất ruộng Hậu Giang, nhà đầu tư cần nắm được kiến thức về pháp luật, quy hoạch. Từ đó nhận định đúng tiềm năng của sản phẩm và có kế hoạch sử dụng, đầu tư phù hợp nhằm mang lại tỷ suất lợi nhuận tối ưu.
Điều kiện và thủ tục chuyển đổi đất ruộng thành đất ở
Việc chuyển đổi từ đất ruộng sang đất ở được quy định trong Luật Đất đai 2013
Đây là một trong những khoản mục của Luật Đất đai hiện hành, quy định cụ thể tại Điều 57. Nhất thiết phải nắm rõ nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Theo đó, điều kiện và thủ tục cụ thể như sau:
Điều kiện
Để chuyển đổi đất ruộng thành đất ở, cần phải đáp ứng đầy đủ 2 điều kiện:
- Kế hoạch của UBND cấp huyện về việc sử dụng đất định kỳ hằng năm.
- Nhu cầu sử dụng của hộ gia đình hoặc cá nhân, được ghi trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Thủ tục
Thủ tục chuyển đổi đất ruộng thành đất ở bao gồm 3 yếu tố chính là quy trình, thời gian và chi phí thực hiện. Cụ thể như sau:
Quy trình chuyển đổi từ đất ruộng sang đất ở
Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ chuyển đổi từ đất ruộng sang đất ở
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Hộ gia đình hoặc cá nhân có nhu cầu cần chuẩn bị và nộp hồ sơ yêu cầu chuyển đổi đất ruộng thành đất ở tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ cần thiết bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đơn xin mục đích sử dụng đất, giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của chủ lô đất. Trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, đơn vị sẽ yêu cầu hoàn thiện và hướng dẫn bằng văn bản.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ và xử lý
- Hồ sơ hoàn thiện theo quy định sẽ được tiếp nhận và xử lý bởi Phòng Tài nguyên và Môi trường. Các nhiệm vụ mà đơn vị sẽ thực hiện cụ thể như sau:
- Thẩm tra hồ sơ, bao gồm việc xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ruộng thành đất ở.
- Hướng dẫn, yêu cầu người sử dụng đất nộp tiền, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định hiện hành.
- Trình hồ sơ quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lên cơ quan UBND cấp huyện. Chỉ đạo, hướng dẫn việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Nhận kết quả
- Sau thời gian hẹn, người nộp hồ sơ sẽ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để nhận kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất, kết thúc quy trình.
Thời gian thực hiện
Nếu hồ sơ hợp lệ theo quy định, quá trình thực hiện có thể diễn ra chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Với các khu vực miền núi, hải đảo hay vùng sâu vùng xa, thời gian thực hiện có thể lâu hơn và chậm nhất là 25 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Chi phí
Người sử dụng đất cần thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình bằng cách nộp chi phí theo quy định. Mức chi phí phải nộp được tính bằng ½ chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở và giá đất nông nghiệp. Đơn vị tiếp nhận và xử lý hồ sơ sẽ hướng dẫn và thu tiền từ người nộp hồ sơ.
Kinh nghiệm mua đất ruộng Hậu Giang
Làm gì để tránh rắc rối xảy ra khi mua đất ruộng?
Đầu tiên, cần xác định được khu vực đất muốn mua có nằm trong dự án nào và thuộc diện quy hoạch hay không. Khi mua trúng phải đất ruộng thuộc dạng này, khả năng mất cả chì lẫn lại gần như là chắc chắn. Để xác thực, nên chủ động đến UBND quận/huyện để tìm hiểu về kế hoạch sử dụng đất hằng năm, xem thửa đất đó có đang thuộc diện được quy hoạch hay không.
Nên lựa chọn mảnh đất có vị trí đẹp và thuận lợi như gần các đầu mối giao thông, khu dân cư,... Bởi khả năng tăng giá đất cao, tiềm năng sinh lợi cao hơn cũng như mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn. Nhất là khi bạn muốn sử dụng để ở hoặc mua bán.
Theo quy định tại khoản 3 điều 167 của Luật Đất đai 2013, cần có văn bản, hợp đồng công chứng của cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng đất đai. Nếu không tuân thủ, việc mua bán sẽ bị vô hiệu hóa, không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Bạn cần lưu ý về việc công chứng hợp đồng rõ ràng, đúng quy định để tránh xảy ra các vấn đề rắc rối phát sinh.
Cần thương lượng với bên bán về mức giá sao cho phù hợp, ổn thỏa. Ngoài tiền mua đất, sẽ còn một chi phí khác nữa là chi phí chuyển đổi quyền sử dụng đất hay chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì vậy, việc thương lượng khéo léo rất cần thiết, đem lại sự hợp tác thuận lợi, đôi bên đều hài lòng và hạn chế được các tranh chấp có thể xảy ra.
Lời kết,
Trên đây là một số thông tin về Đất ruộng Hậu Giang mà Express chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng bài viết bổ ích này đã giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc về chủ đề này. Qua đó có kế hoạch sử dụng, đầu tư đất ruộng Hậu Giang phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.