Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Đà Nẵng đối mặt với nguồn cung tăng mạnh
Thống kê đến thời điểm hiện tại ở bờ biển phía đông Đà Nẵng đang có 25 khu resort nghỉ dưỡng cao cấp đã hoạt động và đang trong quá trình xây dựng.
Con số này được dự báo sẽ còn tăng nhanh trong những năm tới đây. Điều này đang đi đúng hướng với hoạch định của ngành du lịch thành phố. Khi mảng du lịch khách MICE được kỳ vọng sẽ biến Đà Nẵng trở thành tâm điểm của nguồn cung nghỉ dưỡng miền Trung và cả nước.
Trong thời gian vừa qua, Đà Nẵng đã liên tiếp tổ chức các sự kiện quan trọng của thành phố nói riêng và đất nước nói cung. Đó là kễ hội pháo hoa quốc tế thường niên và tổ chức thành công cả hội nghị cấp cao APEC 2017.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành du lịch, đây chính là động thái cụ thể mà địa phương mong muốn thực hiện tốt. Để giới thiệu về du lịch thành phố và gia tăng tính hấp dẫn của du lịch nghỉ dưỡng nơi đây. Bên cạnh đó còn đưa hình ảnh các điểm lưu trú mới kết hợp du lịch và công vụ lữ hành (MICE) quảng bá cho du khách gần xa.
Số lượng dự án không ngừng tăng sau những sự kiện.
Điểm nhấn nổi bật nhất sau những hoạt động này chính là số lượng các dự án nghỉ dưỡng đầu tư vào Đà Nẵng không ngừng tăng lên.
Theo khảo sát của công ty CBRE, đến thời điểm gần cuối nay như hiện nay và dự kiến sang năm sau. Đà Nẵng sẽ có thêm khoảng 2.000 phòng khách sạn ở ven biển, hầu hết là các phân khúc khách sạn cao cấp 4-5 sao. Con số tăng trưởng này vượt xa số lượng phòng khách sạn ở khu vực trung tâm Đà Nẵng chỉ là 700 phòng.
Không dừng lại ở con số đó, một lượng phòng tiêu chuẩn 5 sao sẽ vẫn còn được tung ra thị trường trong 2 tháng cuối năm này. Bởi hiện tại vẫn có rất nhiều các dự án nghỉ dưỡng 5 sao đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng và hoàn thành.
“Nghĩa là trong khoảng vài năm nữa, Đà Nẵng vẫn sẽ là điểm nóng thu hút và tiêu thụ nguồn phòng nghỉ dưỡng”. Một lãnh đạo ngành du lịch địa phương nhấn mạnh quan điểm.
Ngay trong hoạt động tiếp cận báo giới quốc tế trong sự kiện APEC ở Đà Nẵng. Lãnh đạo thành phố này cũng đã khẳng định rằng: Lợi thế mang đến từ ngành du lịch, đặc biể là du lịch nghỉ dưỡng chính là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Trên thực tế cho thấy, chạy dọc bán đảo Sơn Trà và 2 bên bờ sông Hàn sang đến vịnh Đà Nẵng. Đều là những dự án bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp, các khu biệt thự,… đã và đang triển khai.
Chính quyền thành phố cực kỳ quan tâm đến những dự án này. Chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm bất kỳ dự án nào vi phạm hoặc chậm trễ tiến độ.
Cần hết sức chú ý đến tốc độ phát triển ấy.
Đối nghịch với những tín hiệu đáng mừng ấy là sự lo lắng về yêu cầu phải có những phương pháp quản lý tốt, chiến lược hơn từ thành phố và các nhà đầu tư dự án. Điều này sẽ giúp hoạt động của bất động sản nghỉ dưỡng địa phương không vấp phải những sai lầm trong tương lai.
Một chuyên gia đến từ Nhật Bản liên quan tới hoạt động khảo sát thị trường Đà Nẵng của tổ chức JICA nhận xét: Mục tiêu tăng nguồn cung nghỉ dưỡng và hoạt động du lịch MICE của địa phương đang triển khai là hết sức cần thiết. Song địa phương phải có giải pháp quản lý tốt hơn mối quan hệ giữa đầu tư hạ tầng và khai thác dịch vụ. Sự thật thì Đà Nẵng đã phát sinh nhiều lỗ hổng đáng lo ngại về vấn đề này.
Cụ thể nhất là chất lượng các bãi biển Đà Nẵng bây giờ có phục vụ tốt được cho công tác nghỉ dưỡng và có cân xứng với các dự án 4 – 5 sao ở đây hay không ?
Đến hiện tại, ngoại trừ hai dự án nghỉ dưỡng cao cấp đã đầu tư là Furama, Vipearl Luxury,… Là có bãi biển được chăm sóc thường xuyên bởi đội ngũ chuyên nghiệp. Còn hầu hết bờ biển ở Đà Nẵng bây giờ đều đang buông lỏng quản lý chất lượng các bãi tắm và dịch vụ ở đó.
Vậy, ai dám chắc rằng khi những khu nghỉ dưỡng cao cấp mọc lên, sẽ cân xứng với hạ tầng xã hội, sinh hoạt cư dân khu vực phụ cận?
Thêm nữa, khi số lượng các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp tăng nhanh. Du lịch Đà Nẵng nói riêng và nguồn cung nhân lực nói chung ở địa phương sẽ khó có thể đáp ứng ngay lập tức đòi hỏi dịch vụ đi kèm của các dự án.
Hiện nay ở Đà Nắng sự cạnh tranh giữa khối khách sạn ven biển với khối khách sạn ở trung tâm đã diễn ra và sẽ còn diễn ra gay gắt hơn. Theo đó, sức hút lao động của các dự án nghỉ dưỡng chưa chắc đã cao hơn ở trung tâm.
Rõ ràng trong chiến lược phát triển của kinh tế lấy mũi nhọn là du lịch của Đà Nẵng cần nhắm đến một sự đầu tư nghiêm túc hơn về mặt chất lượng. Một sự phát triển tổng thể nguồn nhân lực cho đến hạ tầng dịch vụ là điều cần thiết hiện tại.
Định hướng thu hút, xúc tiến các dự án đầu tư về khu nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp đi kèm thật sự đúng và cần thiết. Nhưng đòi hỏi phải làm chủ được tình hình trong xu thế phát triển mạnh như hiện tại. Lưu ý chặt chẽ về chất lượng nguồn cung cũng là một yêu cầu khá quan trọng lúc này của thành phố.