Dừng quy hoạch thép, bia, sữa… được không?

Theo ông Vũ Quang Các Vụ trưởng Vụ quản lý quy hoạch, không nên duy trì mãi việc ra quy hoạch rồi điều chỉnh, cấp phép. Các quy hoạch như với sữa, cá tra, cà phê... hiện nay phê duyệt đều theo đúng quy định.

Theo ông Vũ Quang Các Vụ trưởng Vụ quản lý quy hoạch, không nên duy trì mãi việc ra quy hoạch rồi điều chỉnh, cấp phép. Các quy hoạch như với sữa, cá tra, cà phê... hiện nay phê duyệt đều theo đúng quy định.
Theo ông Vũ Quang Các “Câu hỏi đầu tiên trước khi phân bổ vốn, ngân sách là có trong kế hoạch, quy hoạch không. Do đó các địa phương có hàng ngàn nhu cầu nên cứ đưa vào. Cuối cùng, nhiều quy hoạch có con số được thổi phồng, không thực tế
Nhưng thị trường biến động liên tục, trong khi quy hoạch đưa ra trước mấy năm nên khi xuất hiện nhà đầu tư mới lại phải bổ sung. Cứ phải đưa vào rồi lại đưa ra...
Bất hợp lý vẫn phải theo
*Không chỉ thép, bia, rượu, hiện còn rất nhiều ngành nghề được quy hoạch không hợp lý?
- Đúng là còn nhiều. Theo khái niệm về quy hoạch mà chúng tôi nghiên cứu thì quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo của Bộ Công thương không phải là quy hoạch, vì đó không phải bố trí không gian. Quy hoạch đất lúa cũng nhiều ý kiến. Giữ lại đất làm nông nghiệp là đúng, nhưng không nhất thiết đất đó phải trồng lúa. Dân có thể trồng cây khác nếu hiệu quả hơn. Bình Thuận có nơi dân phải làm chui...
*Nhiều sản phẩm, dịch vụ như karaoke hay cà phê, cá tra... nếu không có quy hoạch thì người dân làm ồ ạt, rồi rớt giá. Xóa quy hoạch có phải là một nguy cơ?
- Tôi xin hỏi thời gian qua có quy hoạch nhưng nông dân có phải đổ bỏ nông sản, sữa bò không? Dưa hấu có thừa ứ ở biên giới không? Thật ra bản thân các quy hoạch khó đảm bảo bớt thiệt hại cho dân. Rất dễ hiểu, bởi anh không thể tính được chắc chắn cung - cầu thị trường thế giới mà lại quy hoạch cứng sản lượng. Ví dụ như quả vải, nếu chính quyền vào cuộc, xắn tay lên làm thì khả năng tiêu thụ sẽ khác.
* Có lẽ làm quy hoạch có kinh phí và tôn vinh quyền của các bộ nên sẽ rất khó bỏ?
- Trước đây tôi có chứng kiến một trường hợp Bộ Y tế đề nghị làm quy hoạch dược liệu, Bộ Công thương làm quy hoạch công nghiệp dược. Hai quy hoạch đó không khác nhau bao nhiêu. Nhưng hai bộ cùng trình lên. Nếu làm một đề án phát triển, đưa ra cơ chế chính sách để thu hút đầu tư thì tốt hơn.
Hạn chế xin - cho 
trong quy hoạch
* Có ý kiến cho rằng nhiều doanh nghiệp nhà nước “thích” đầu tư, cần quy hoạch các sản phẩm như thép, cơ khí, bia... để tránh lãng phí nguồn lực...
- Lý do duy trì quy hoạch trên là không thuyết phục. Hoàn toàn có thể có cách quản lý khác. Nếu đưa quy hoạch thì mọi doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ. Các doanh nghiệp trước khi đầu tư bao giờ cũng phải tìm hiểu. Cán bộ các bộ ngành không thể chắc chắn hiểu thị trường tốt hơn doanh nghiệp để ấn định trong 5-10 năm, chỉ nên xây bao nhiêu nhà máy.
* Rất nhiều sản phẩm, ngành đã được quy hoạch. Nếu bỏ thì sẽ quản như thế nào?
- Thực tế các quy hoạch hồ tiêu, cà phê, cao su... cơ quan nhà nước hiện không điều hành được, thường xuyên bị phá vỡ. Quy hoạch duyệt lên duyệt xuống, xác định diện tích trồng nhưng dân trồng vượt quá cũng không sao, mà không ai trồng cũng... chịu. Hay các quy hoạch karaoke, ngành như thép, nhà máy đường... có làm ra cũng không quản được.
Theo kinh nghiệm thế giới, để quản lý có thể sử dụng đề án hoặc đưa ra điều kiện thay quy hoạch. Ví dụ đưa yêu cầu khả năng tài chính, môi trường, an toàn... Muốn hạn chế thì điều kiện chặt hơn hoặc đấu giá. Các điều kiện cũng được công khai, doanh nghiệp không đủ thì tự rút.
Chứ anh chốt quy hoạch, doanh nghiệp đủ điều kiện vẫn có thể bị từ chối vì không có trong quy hoạch, hoặc nếu được đồng ý thì cũng phải đợi bổ sung quy hoạch. Như thép ở Cà Ná (Ninh Thuận), Tôn Hoa Sen được bổ sung nhanh, doanh nghiệp không có thế mạnh thì chưa chắc...
Cần thay đổi tư duy, Nhà nước cần làm tốt việc cung cấp thông tin về thị trường, đưa khuyến cáo. Cần tránh việc cứ muốn làm là phải xin bổ sung quy hoạch, mất từ 6 tháng đến 2 năm, khi đó cơ hội có thể đã qua mất rồi.
* Dự luật quy hoạch của Bộ KH-ĐT trình lên Chính phủ năm 2015 đã bị nhiều bộ ngành phản đối. Bây giờ Bộ KH-ĐT trình lại, liệu cơ chế có thay đổi?
- Dự luật quy hoạch đưa ra cơ chế chỉ có 33 lĩnh vực được làm quy hoạch. Việc làm quy hoạch cũng không phải các bộ ngành tự ngồi làm, mà sẽ có một hội đồng quy hoạch quốc gia giúp hạn chế tình trạng cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương. Luật mới cũng xóa bỏ các loại quy hoạch sản phẩm, ngành nghề cụ thể để chuyển sang quản lý bằng điều kiện, tiêu chí, tiêu chuẩn một cách công khai minh bạch, đúng thông lệ quốc tế.
Từng bị nhiều bộ ngành phản đối nhưng ông Vũ Quang Các - vụ trưởng Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ KH-ĐT - khẳng định dự thảo Luật quy hoạch lần này vẫn định hướng bỏ quy hoạch ngành, sản phẩm như thép, bia, rượu…
Bị kiện vì 
quy hoạch
Theo ông Vũ Quang Các, thế giới không ai làm quy hoạch quá cụ thể như VN... VN từng quy hoạch nuôi tôm, xác định diện tích, đưa hỗ trợ, ngay lập tức bị kiện lên WTO. Sau đó VN phải mất không ít chi phí bằng mọi cách chứng minh quy hoạch đó không được thực hiện mới thoát kiện...
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu:
Tân lãnh đạo, tân quy hoạch
Đề nghị phải quy định chế tài trong dự Luật quy hoạch để đảm bảo tính ổn định. Bây giờ quy hoạch như vậy, nhưng mấy năm sau có lãnh đạo mới lên điều chỉnh rất nhẹ nhàng. Tôi đồng tình cần bỏ quy hoạch sản phẩm vì kinh tế thị trường sẽ do cung - cầu quyết định, không thể quy hoạch năm nay sản xuất 10 tấn thóc, năm sau sản xuất 10 tấn tôm...
Ông ĐẶNG HUY ĐÔNG (thứ trưởng Bộ KH-ĐT):
Nuôi cá rô phi cũng được quy hoạch!
Chúng ta đã sai lầm khi có quá nhiều quy hoạch, thậm chí có cả quy hoạch... cá rô phi! Trong thời đại kinh tế thị trường, nuôi bao nhiêu cá tra đâu phải chỉ do thị trường trong nước, mà còn do thị trường quốc tế.
Đẻ ra quy hoạch ngành sản phẩm sẽ không quản lý được, thậm chí còn tạo rào cản cho sản xuất kinh doanh vì phải xin - cho. Do đó, Luật quy hoạch lần này Chính phủ thống nhất cao trong việc bỏ quy hoạch ngành, sản phẩm.
Nhiều bản quy hoạch nội dung giống như một báo cáo nghiên cứu khoa học, thiếu thực tiễn, chủ yếu đưa ra các chỉ tiêu phát triển chung chung, các dự án ưu tiên quá lớn, không phù hợp với khả năng nên kết quả thực hiện quy hoạch rất hạn chế.
Mục tiêu phát triển nhiều khi xuất phát từ mong muốn chủ quan, không phù hợp với thị trường và nguồn lực thực, nên quy hoạch thường xuyên phải điều chỉnh trong thời gian ngắn.
Lê Kiên

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24