Dự thảo Luật xây dựng: Thưởng thi công 5% giá trị hợp đồng

Tại phiên họp thường vụ Quốc hội chiều 23.9 về dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH Nguyễn Văn Giàu đặt câu hỏi về quy định thưởng, phạt thi công dự án, khi luật hiện hành đề nghị thưởng thi công không quá 12% phần làm lợi, song trong dự thảo luật lại đề nghị là 5% hợp đồng. “Con số thì rút xuống, song giá trị tăng lên rất nhiều” - ông nói.

Tại phiên họp thường vụ Quốc hội chiều 23.9 về dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế QH Nguyễn Văn Giàu đặt câu hỏi về quy định thưởng, phạt thi công dự án, khi luật hiện hành đề nghị thưởng thi công không quá 12% phần làm lợi, song trong dự thảo luật lại đề nghị là 5% hợp đồng. “Con số thì rút xuống, song giá trị tăng lên rất nhiều” - ông nói.

Nhiều công trình hạ tầng vừa hoàn thành đã xuống cấp (ảnh minh họa: TBKTSG)

Xây dựng cơ bản nên áp dụng hình thức phạt

Theo ông Giàu, xây dựng cơ bản nên áp dụng hình thức phạt, đừng vội vàng rút ngắn thời gian thi công mà nóng vội thưởng. “Chúng ta cần đòi hỏi một công trình có chất lượng” - ông nói.

Ông Giàu cũng dẫn chứng về việc đường cao tốc Vành đai 3, làm xong thưởng 179,9 tỉ, nhưng sau 10 tháng thông xe đã có vấn đề. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát các quy định về thưởng phạt, trách nhiệm bồi thường trong xây dựng và cần cân nhắc có nên quy định mức thưởng cho hoạt động xây dựng hay không.

Ông Phùng Quốc Hiển - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách QH - đặt câu hỏi phải làm sao đưa trật tự xây dựng đi vào nề nếp. “Tôi không hiểu trách nhiệm thuộc về ai khi rất nhiều công trình siêu mỏng, rất cao và rất nhỏ, hay những dự án nhà chung cư mini thì chất lượng sẽ như thế nào? Ai cấp phép, ai quản lý chất lượng? Đề nghị làm rõ để hạn chế công trình siêu mỏng, chất lượng kém không đảm bảo tính an toàn” - ông nói.

Ông Hiển cũng chất vấn về dự toán công trình theo “mặt bằng giá thị trường”, bởi điều này dẫn đến thực tế các công trình cứ cố gắng để trúng thầu, sau đó kéo dài thời gian rồi đợi biến động giá để điều chỉnh. Thậm chí có những điều chỉnh còn nhanh hơn mức độ tăng CPI, lên gấp 2-3 lần dự toán.

Ông cũng cho rằng, dự thảo Luật Xây dựng còn nhiều điều mang tính nguyên tắc, không cụ thể. Đơn cử, điều 16 quy định kinh phí cho công tác xây dựng cơ bản do ngân sách bỏ ra. “Không hiểu vì sao mỗi luật ra đời cứ phải có một vài điều bám vào ngân sách. Hình như các đồng chí sợ không viết điều này vào thì ngân sách sẽ không chi? Tôi thấy rất lạ”.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng cần xác định vai trò quản lý, cái nào thuộc Bộ Xây dựng thì nên giao cho Bộ trưởng Xây dựng xử lý chứ không cần phải chờ trình Thủ tướng hay lên Chính phủ nữa.

Ông yêu cầu cần bổ sung quy định về “hậu trách nhiệm” của những công trình gây ra thảm họa, như đập thủy điện bị rò rỉ, cầu sập, chợ, nhà cao tầng bị cháy, nhất là ở khâu xây dựng, thẩm định và xét duyệt cho xây dựng.

“Có những công trình ô tô chữa cháy không thể vào được do cơ sở hạ tầng chữa cháy không có. Hay điều kiện chữa cháy chỉ được 5 tầng, nhưng lại cho xây đến 20 tầng? Chúng ta từng đối mặt với bài học từ sự cố gãy cầu ở Krông Pa. Cần phải kiểm tra xem thiết kế sai hay xây dựng sai, nhưng xử mãi từ 6-7 năm nay mà không ra” - ông nói.

Sao không đổi tên luật?

Nhiều ý kiến tại phiên họp thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Xây dựng cần phân định rõ hơn về cụm từ “hoạt động đầu tư xây dựng” và “hoạt động xây dựng” được đề cập trong dự thảo Luật sửa đổi.

Theo lý giải của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, tất cả Bộ Giao thông, Bộ Nông nghiệp nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Bộ Công thương... đều tham gia vào đầu tư xây dựng và “người làm công trình xây dựng phải biết nó bao nhiêu tiền”.

Theo Bộ trưởng Dũng: “Thỏa thuận đầu tư xây dựng là một từ truyền thống, mà từ trước đã dùng. Thời kỳ bao cấp đã có những nghị định quản lý đầu tư xây dựng, nhưng sau này thành luật xây dựng. Nhưng bản thân trong luật xây dựng đều có cả đầu tư và quản lý chi phí đầu tư xây dựng... Vì vậy, hoạt động đầu tư xây dựng là từ được sử dụng thường xuyên...”

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng đã bị bất ngờ trước câu hỏi xoáy của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Sao không đổi tên luật đi?” vì “anh định nghĩa xây dựng nên hiểu là đầu tư - xây dựng, sao không đổi lại tên luật?” Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng lúng túng: “Báo cáo Chủ tịch Quốc hội, nếu đổi tên thì... điều kiện chưa cho phép”. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đáp: “Khi anh định nghĩa như vậy là sẽ chướng ngay”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu ban soạn thảo dự luật cần rà soát lại để đảm bảo tính cụ thể, khi có đến 8 nghị định đi kèm. “Phạm vi điều chỉnh rộng, và phạm vi điều chỉnh lại có tên đầu tư-xây dựng nên phải xem xét, phân định rõ hoạt động đầu tư xây dựng với xây dựng” - bà Ngân khuyến nghị.

Bà cũng yêu cầu Bộ trưởng Xây dựng rút gọn tờ trình để nội dung báo cáo không quá 15-20 phút theo đúng yêu cầu đặt ra, khi thời lượng của tờ trình hiện nay dài đến 30 phút.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24