Điểm tên những dự án hạ tầng giao thông đột phá

Nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ dài 1.799 km; hoàn thành việc xây dựng đường Hồ Chí Minh dài 2.744 km; đưa vào khai thác sân bay Long Thành giai đoạn I sẽ là 3 mục tiêu ưu tiên của ngành giao thông trong 5 năm tới.

Nối thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ dài 1.799 km; hoàn thành việc xây dựng đường Hồ Chí Minh dài 2.744 km; đưa vào khai thác sân bay Long Thành giai đoạn I sẽ là 3 mục tiêu ưu tiên của ngành giao thông trong 5 năm tới.

Những tuyến đường cao tốc đã trở thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Trong ảnh: Tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Ảnh: Anh Minh

Tuyến đường động lực

Chỉ đúng 1 tuần sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị của Chính phủ về chuyển đổi phương thức đầu tư 2 dự án thành phần trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu từ phương thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công vào ngày 11/1, một công văn hỏa tốc đã được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) gửi tới Ban Quản lý dự án 6 - đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư một trong 2 dự án này.

“Chúng tôi được Bộ GTVT yêu cầu hoàn thành việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh phù hợp với phương thức đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước đối với đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu trong tháng 1/2020; hoàn thành, trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán điều chỉnh trước ngày 20/3/2021”, ông Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 cho biết.

Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của ngành GTVT giai đoạn 2021 - 2030

- Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông đáp ứng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 là 6,7%, hành khách là 8,2% với chất lượng, trật tự an toàn được nâng cao.

- Huy động các nguồn lực phát triển vận tải theo hướng hiện đại, liên thông đa phương thức tương xứng với tiềm năng và lợi thế của từng phương thức. Chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics đạt mức tiên tiến trong khu vực, góp phần giảm chi phí logistics của Việt Nam xuống dưới 15% GDP, có doanh nghiệp vận tải hàng hải, hàng không lớn đủ sức cạnh tranh quốc tế.

- Ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các KCHTGT quốc gia lớn, quan trọng, thiết yếu, có tính chất kết nối vùng miền, kết nối các phương thức vận tải, khu vực có tiềm năng phát triển và giải quyết

Cùng thời điểm, một công văn có nội dung tương tự cũng đã được Bộ GTVT gửi tới Ban Quản lý dự án 2 - cơ quan nhà nước có thẩm quyền Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn.

Sở dĩ Bộ GTVT phải đưa ra yêu cầu rất cao như vậy đối với các đơn vị quản lý dự án là bởi, nếu không hoàn thành việc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi; xây dựng dự toán, phân chia gói thầu đúng kế hoạch, thì 2 dự án vừa được phép chuyển đổi hình thức đầu tư này khó có thể tiến hành khởi công vào cuối tháng 6/2021 như mục tiêu mà cả Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu.

“Cùng với việc hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư cho 3 dự án PPP thành phần là đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo vào đầu quý II/2021; Bộ GTVT đang đẩy nhanh tiến độ triển khai 8 dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công thuộc Dự án Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 để có thể đưa vào khai thác trong năm 2022”, ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.

Rút kinh nghiệm từ Dự án Đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 có độ trễ lớn do mãi đến đầu năm 2020 mới hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư, việc triển khai 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 có chiều dài 659 km, quy mô 4 làn xe đang được Bộ GTVT triển khai rất rốt ráo.

“Đây là 10 dự án thành phần còn lại trên trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông được Bộ GTVT xác định là ưu tiên số 1 trong giai đoạn 2021 - 2025 để góp phần nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ”, ông Phạm Hữu Sơn, Chủ tịch Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT cho biết và khẳng định, đây sẽ là một trong những tuyến đường đóng vai trò là động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế đất nước trong 5 - 10 năm tới.

Được biết, theo quy hoạch phát triển mạng cao tốc Việt Nam, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (Hà Nội - Cần Thơ) có tổng chiều dài 1.799 km. Đến nay đã hoàn thành đưa vào khai thác đang đầu tư 356 km, đang triển khai đầu tư 784 km (bao gồm cả 654 km giai đoạn 2017 - 2020). Như vậy, để nối thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông cần đầu tư khoảng 659 km còn lại.

Theo tính toán của Bộ GTVT, sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư 10 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào khoảng 113.148 tỷ đồng. Trường hợp đầu tư theo hình thức PPP, theo quy định tại khoản 2, Điều 69, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) thì phần vốn Nhà nước tham gia không vượt quá 50% tổng mức đầu tư. Như vậy, phần vốn nhà đầu tư huy động tối thiểu khoảng 56.574 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu 20% khoảng 11.315 tỷ đồng, vốn huy động tín dụng khoảng 45.259 tỷ đồng), phần vốn Nhà nước tham gia tối đa 56.574 tỷ đồng.

Ngoài việc tiếp tục áp dụng những cơ chế đối với các dự án thành phần giai đoạn 2017 - 2020, Bộ GTVT đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép cân đối nguồn vốn riêng cho dự án quan trọng quốc gia đường bộ cao tốc Bắc - Nam không nằm trong tổng nguồn vốn phân bổ để đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực giao thông vận tải trong giai đoạn 2021 - 2025.

Khơi thông nguồn lực

Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư các công trình đường bộ Việt Nam (VARSI), đề xuất này của Bộ GTVT có tính hợp lý cao, bởi nếu không ưu tiên dồn nguồn lực để đầu tư dứt điểm tuyến cao tốc Bắc - Nam và một số tuyến cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế lớn với các cảng biển, cảng hàng không sẽ dẫn tới nguy cơ dàn trải, không phát huy hiệu quả đầu tư.

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào sáng 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, cần tiếp tục xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội, về môi trường và quốc phòng, an ninh, ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Được biết, do hạn chế trong cân đối, huy động nguồn lực nên một số nhiệm vụ, mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 13-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 chưa thể hoàn thành được theo yêu cầu. Hiện nay, năng lực của hệ thống đường bộ còn hạn chế, mạng đường bộ mới có khoảng 1.139 km đường cao tốc (bằng 1/6 của các nước đang phát triển trong khu vực). Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng chưa nối thông đường Hồ Chí Minh; chưa nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống tuyến đường sắt Bắc - Nam; cảng hàng không Nội Bài chưa thành cảng cửa ngõ quốc tế của miền Bắc…

“Nguyên nhân chính là do khó khăn về nguồn lực đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GTVT được cân đối, bố trí chỉ đáp ứng khoảng 24% nhu cầu đầu tư phát triển, trong điều kiện hành lang pháp lý kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện, không hấp dẫn, tiềm ẩn nhiều rủi ro...”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết.

Chính vì vậy, quan điểm xuyên suốt của Bộ GTVT khi xây dựng kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025 là phải xác định rõ dự án tạo ra “đột phá”, thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của vùng, quốc gia; đầu tư có “tầm nhìn” trong mỗi kỳ trung hạn và phải chuẩn bị danh mục cho tầm nhìn dài hạn. Cho đến thời điểm này, diện mạo hạ tầng giao thông trong 5 - 10 năm tới với kế hoạch đầu tư những dự án hạ tầng giao thông lớn đã được định hình tương đối rõ nét.

Theo đó, trong 5 năm tới, Bộ GTVT sẽ ưu tiên tập trung đầu tư phát triển đường bộ cao tốc để tạo nên các trục xương sống của mạng lưới giao thông quốc gia đến năm 2030. Xét trên các hành lang vận tải, hành lang Bắc - Nam kết nối Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, đi qua 32 tỉnh và thành phố, kết nối bốn vùng kinh tế trọng điểm được xác định là hành lang vận tải quan trọng nhất, rất cần thiết phải ưu tiên đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; hoàn thành sân bay Long Thành giai đoạn I; việc hoàn thành 500 km chưa có vốn đầu tư để hoàn thành 2.744 km đường Hồ Chí Minh từ Pắc Bó đến mũi Cà Mau sẽ là ưu tiên hàng đầu của Bộ GTVT trong việc bố trí nguồn lực.

Cũng trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ dồn nguồn lực để chuẩn bị đầu tư cho các công trình đột phá kỳ trung hạn 2026 - 2030, gồm: đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với 2 đoạn ưu tiên là Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang; 1.000 km đường cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn để giúp Việt Nam có 5.000 km cao tốc vào năm 2030; sân bay Long Thành giai đoạn II và đường cất hạ cánh số 3, nhà ga T3 sân bay Nội Bài.

Với mục tiêu đầu tư nêu trên, giai đoạn 2021 - 2025, sơ bộ tính toán nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu khoảng 759.000 tỷ đồng, trong đó cân đối từ ngân sách khoảng 462.000 tỷ đồng, huy động vốn ngoài ngân sách khoảng 297.000 tỷ đồng.

Để phù hợp nguồn lực quốc gia, Bộ GTVT sẽ xem xét giãn tiến độ một số mục tiêu chưa thật sự cấp bách. Một trong những định hướng mới trong thời gian tới là không dồn sức mở rộng quốc lộ hiện hữu (do chi phí đền bù rất cao, thường tạo điểm nóng gây bức xúc cho người dân và xã hội) mà tập trung xây dựng các tuyến đường song hành.

Để huy động vốn cho các dự án trọng điểm, Bộ GTVT sẽ cân nhắc dùng vốn ngân sách dự kiến bố trí cho kế hoạch 2021 - 2025 để đầu tư dứt điểm, sau đó sẽ tiến hành bán quyền thu phí hoặc tự tổ chức thu phí để thu hồi vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc xã hội hóa đầu tư vẫn sẽ là ưu tiên số một, nhất là khi Luật PPP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Ngoài các chính sách mới về PPP vừa được ban hành, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các dự án BOT trước đây sẽ có tác động tích cực, tạo niềm tin, môi trường thuận lợi để tiếp tục thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới.

“Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, họ rất quan tâm đến các cơ chế bảo lãnh (như bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm bên thứ ba thay thế Chính phủ thực hiện nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng,...). Hiện nay, Luật PPP đã bao gồm các cơ chế về bảo lãnh doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ. Chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu Chính phủ tiếp tục có các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tín dụng nước ngoài để triển khai đầu tư các dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24