Điểm mặt những dự án tại Hà Nội bị thu hồi đất do sai phạm

Trong “danh sách đen” bị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị thu hồi có hai tên tuổi gây chú ý.

Trong “danh sách đen” bị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị thu hồi có hai tên tuổi gây chú ý.

Tổng số đất bị kiến nghị thu hồi lần này lên đến trên 8 triệu m2, là diện tích đất đề nghị thu hồi lớn nhất từ trước đến nay. Trong “danh sách đen” bị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị thu hồi có hai tên tuổi gây chú ý nhiều nhất là CTCP Tập đoàn Nam Cường và Công ty vàng Agribank Việt Nam.

Muôn mặt sai phạm

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị Thành phố thu hồi đất của 8 đơn vị, doanh nghiệp vì sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước… Trong đó, CTCP Tập đoàn Nam Cường bị kiến nghị thu hồi dự án Khu đô thị Thạch Thất, với diện tích trên 800 héc-ta; Công ty Vàng Agribank Việt Nam bị kiến nghị thu hồi 10.000 m2 tại Cụm công nghiệp Duyên Thái, huyện Thường Tín; Nhà máy Cơ khí Công trình tại số 199, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng bị kiến nghị thu hồi 23.700 m2 do không làm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nhiều năm; CTCP Thiết bị Giáo dục I bị kiến nghị thu hồi 22.340 m2, do không nộp thuế đất; Công ty TNHH Apollo Tech bị kiến nghị thu hồi hơn 13.000 m2 bỏ hoang tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ; Công ty TNHH Xây dựng Thuận Đạt bị đề nghị thu hồi 22.583 m2 đất tại thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ…

Trả lời báo chí việc Tập đoàn Nam Cường bị kiến nghị thu hồi một trong những dự án đô thị lớn nhất tại Hà Nội vì không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất, vi phạm Luật Đất đai, ông Trần Oanh, Tổng giám đốc Nam Cường nói: “Nam Cường không bị thu hồi dự án, mà chủ động trả lại dự án do dự án không còn phù hợp với quy hoạch mới của Thủ đô”. Theo ông Oanh, đây là dự án Công ty được giao làm chủ đầu tư có thu tiền sử dụng đất.

Khu đất bị đề nghị thu hồi của Công ty TNHH Hương Đạt tại số 46, ngõ 325 Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội biến thành nhà xưởng…

Được giao đất, triển khai dự án, song nhiều doanh nghiệp chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính, nguyên nhân không hẳn do yếu tố khách quan từ thị trường khó khăn. Theo khảo sát của phóng viên ĐTCK, khu đất rộng 23.700 m2 của Nhà máy Cơ khí Công trình tại số 199, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng bị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị thu hồi vì doanh nghiệp không lập hồ sơ đăng ký sử dụng đất tại cơ quan Nhà nước để được ký hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất từ năm 1996 đến năm 2011. Thực tế tại dự án này, ngoài diện tích bị bỏ hoang phí do không được sử dụng, một phần diện tích không nhỏ đang được doanh nghiệp sử dụng cho thuê nhà, văn phòng, kho chứa hàng… Hàng năm mang lại số tiền không nhỏ cho doanh nghiệp.

… và quán nhậu

Hay như khu đất rộng 22.340 m2 tại địa chỉ số 583 đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm) của CTCP Thiết bị giáo dục I. Mặc dù đơn vị này đã khai thác, kinh doanh sinh lời khu đất tại vị trí trên từ nhiều năm nay, nhưng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, doanh nghiệp lại lãng quên trong suốt thời gian dài. Toàn bộ phần đất mặt đường của khu đất bị kiến nghị thu hồi, rộng trên 1.500 m2 đã được đơn vị này cho Siêu thị Fivimart thuê kinh doanh ổn định từ lâu.

Khu đất rộng 400 m2, khu đất nhỏ nhất bị kiến nghị thu hồi trong đợt này của Công ty TNHH Hương Đạt ở số 46 ngõ 325 Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng nằm trong một khu dân cư đông đúc. Hiện khu đất đã bị chia năm, xẻ bảy thành quán nhậu, nhà xưởng và cả nhà ở kiên cố.

Một phần khu đất bị đề nghị thu hồi của CTCP Thiết bị giáo dục I tại 583 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội được cho thuê làm siêu thị

E bắt cóc bỏ đĩa?

Trong số các dự án bị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị thu hồi có một số khu đất lớn của doanh nghiệp nằm tại các khu, cụm công nghiệp. Cố gắng sở hữu một lô đất có vị trí đẹp tại một khu, cụm công nghiệp của Hà Nội từng nằm trong “chiến lược” của không ít doanh nghiệp.

Nghịch lý là sau khi đã hoàn tất thủ tục, nhiều doanh nghiệp không biết làm gì với khu đất mình có, bỏ hoang hóa, trong khi nhiều doanh nghiệp khác cần mặt bằng sản xuất kinh doanh lại không có.

Động thái mạnh tay của Hà Nội được dư luận chú ý, song nhiều ý kiến cho rằng, sẽ không đơn giản trong việc thu hồi đất. Ngoài phản ứng của doanh nghiệp, tình trạng sử dụng, chuyển nhượng vòng vèo rất khó xử lý. Đơn cử, trên khu đất của Công ty Hương Đạt hiện có nhiều nhà kiên cố được xây dựng và có dân cư sinh sống. Thành phố sẽ xử lý các “chủ sử dụng” mới của khu đất này ra sao và mất bao lâu, khó khăn có dẫn đến tình trạng bắt cóc, bỏ đĩa?

Theo ông Vũ Văn Hậu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thời gian qua các cơ quan chức năng của Hà Nội đã tiến hành rất nhiều đợt thanh kiểm tra. Vì vậy, tất cả các trường hợp bị kiến nghị thu hồi trong đợt này đều đã được kiểm tra, đã có hồ sơ và kết luận. Việc xử lý các trường hợp này sẽ được tiến hành ngay trong tháng 7.

Vị quan chức này tuyên bố, Thành phố sẽ không e ngại trong việc xử lý các trường hợp vi phạm Luật Đất đai và không còn phù hợp với quy hoạch. Việc xử lý này sẽ được tiến hành nghiêm túc, theo quy định của pháp luật. Thành phố cũng không ngại va chạm quyền lợi của các chủ đầu tư dự án.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24