Thị trường BĐS TP.HCM vùng ven tăng kiểu “té nước theo mưa”

Trên thực tế, những thị trường BĐS vùng ven (khu vực lân cận Sài Gòn) đều có giá đất tăng mạnh. Bởi sự ảnh hưởng của các tuyến metro kéo dài từ TP.HCM ra địa phận của 2 tỉnh Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó còn có những dự án cầu, đường được đầu tư để kết nối với đường sắt trên cao.

Mặt khác, việc Bộ GTVT có đề án kéo dài tuyến metro số 1 từ TP.HCM đi các tỉnh Bình Dưỡng và Đồng Nai. Cũng đã có sự tác động đến việc tăng giá BĐS. Tuyến metro kéo dài đến ngã tư Vũng Tàu, cộng với các tuyến cầu, đường xây dựng để kết nói với nó. Đã tạo điều kiện cho BĐS ở nơi những dự án hạ tầng đi qua được thời cơ tăng giá.

Tuyến metro còn kéo theo rất nhiều các dự án hạ tầng cầu, đường khác hình thành nên cùng với nó

Những bước đi đầy tính toán của các chủ đầu tư

Trong năm 2017, giai đoạn I của dự án Long Hưng – Biên Hòa, nằm gần ngã tư Vũng Tàu. Đã đưa ra thị trường hơn 500 nền đất 100m2 có sổ đỏ. Gía của nó ở mức 6.5 – 7 triệu đồng/m2 và nhanh chóng được đặt hết chỗ.

Dự án này nằm liền kề với TP.CHM, cách trung tâm Thủ Thiêm 20 phút đi xe qua cao tốc Long Thành-Dầu Giây. Bây giờ lại cộng thêm với thông tin tuyến Metro số 1 kéo dài sẽ đi qua. Chủ đầu tư dựa vào đó đã tăng giá bán lên 8 triệu/m2.

Chỉ trong vòng 3 tháng, giá đất dự án này đã tăng trên 1 triệu đồng/m2, tỷ lệ tăng khoảng 15%. Không chỉ có giá được đẩy lên, mà các doanh nghiệp còn thay đổi chiến lược bán hàng.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ nhỏ giọt các sản phẩm của mình, dịp cuối năm qua chỉ tung ra 270 nền. Tương đương khoảng 50% lượng hàng đã công bố trong quý III. Đây vừa là môtj động thái vừa để thăm dò thị trường vừa để giữ hàng chờ thời cơ tốt hơn tung ra. Vì thị trường này dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Với cú hích từ tuyến metro số 1 nối dài tác động tới. KĐT Long Hưng thậm chí còn được nhiều đại gia BĐS cả 2 miền đất nước ngấp nghé săn đất để đón sóng hạ tầng. Dù tuyến metro còn chưa biết bao giờ mới hoàn thành.

KĐT Long Hưng là một điển hình của việc đón sóng hạ tầng thành công. Gía trị của nó đang ngày một nâng cao

Cây cầu Cát Lái- tốn nhiều giấy mực vì tầm ảnh hưởng của nó

Những địa phương chịu tác động nhiều nhất từ thông tin cầu Cát Lái sẽ được xây dựng. Nhằm nối TP.HCM với Nhơn Trạch là 3 xã: Đại Phước, Phú Hữu và Phú Đông.

Gía đất tại Nhơn Trạch tăng phổ biến từ 15 – 25% và cá biệt một số khu vực còn có tốc độ tăng chạm mức 30%.

Những dự án ở khu vực này tăng giá mạnh thời gian qua gồm: Đại Phước, Thăng Long Home, Sunflower City, Đông Sài Gòn, Richland City,… Bên cạnh đó, đất lẻ của người dân mà có giao thông thuận tiện đi qua cũng tăng ở khoảng 20%.

Cây cầu này đẫ cứu dỗi cả thị trường của khu vực Nhơn Trạch,Đồng Nai. Khu vực này đã tăng giá nhanh chóng trở lại chỉ ngay sau khi thông tin cây cầu được xây dựng. Cho dù đến hiện nay thì công trình này vẫn chưa được khở công.

Cảng Hiệp Phước cũng ảnh hưởng đến một vùng

Gía đất ở Long Hậu, một địa phương giáp với TP.HCM qua huyện Nhà Bè, gần cảng Hiệp Phước. Đã ghi nhận một con số không tưởng trong những tháng cuối năm vừa qua. UBND TP.HCM mới chỉ đề xuất với bộ xây dựng về dự án di chuyển cảng Hiệp Phước thế những…

Thông tin này đã tạo ra một cú hích tâm lý cho BĐS xã Hiệp Phước, H.Nhà Bè và khu giáp ranh là Long Hậu.

Ví dụ về một dự án có quy mô 37ha với 1.700 nhà phố, biệt thự liền kề ở KĐT Hiệp Phước vừa chào bán. Đợt đầu tiên của nó tung ra 300 nền đất, nhưng giới cò đất đã đánh tiếng với chủ đầu tư tăng giá cho đợt mở bán sau.

Nền đất ở lần mở bán vừa rồi có giá từ 520 triệu đồng/nền đã bao gồm thuế phí. Nếu lần sau chỉ cần tăng nhẹ 10% thì đã có sự chênh lệch cả trăm triệu/nền.

Cảng Hiệp Phước- một tác nhân giúp tăng giá đất H.Nhà Bè cũng như khu vực Long Hậu kế cận

Không chỉ đất nền mà đất nông nghiệp ở Long Hậu, giáp H.Nhà Bè cũng có mức giá tăng. Trên trục đường Nguyễn Văn Tạo giáp với Long An. Đất nông nghiệp năm 2015 chỉ có giá 1 triệu đồng/m2, thì đến tháng 8/2017 đã tăng vọt lên 2 triệu đồng/m2. Giai đoạn cuối năm vừa rồi giá đất ở đây còn tăng thêm 10% nữa, ghi nhận giá ở mức 2.2 – 2.3 triệu đồng/m2.

Ông Lê Vũ Tuấn Anh- Phó GĐ địa ốc Thăng Long đánh giá. Quy mô thị trường đang vượt ra khỏi ranh giới TP.HCM. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường nhà đất không còn gói gọn trong một đô thị với 10 triệu dân. Mà nó đã lan sang cả các địa phương lân cận Sài Gòn.

Ông Tuấn Anh còn cho rằng,2 năm qua những dự án cầu, đường, hạ tầng và nay là metro có thông tin khởi công liên tục chính là bàn đạp để kéo giá đất vùng ven đi lên.

Thời điểm này, những “đội lái” thị trường BĐS liền thổ vùng ven chủ yếu là các tay chơi có nguồn tài chính vững vàng. Nhóm tay chơi này có thể chờ đợi một khoảng thời gian dài vì dòng vốn của họ nhàn dỗi.

Còn với các nhà đầu tư cá nhân, có dòng vốn khiêm tốn hơn thì cần hết sức ý thức về việc đổ tiền vào BĐS để đón sóng hạ tầng thời gian tới. Đây là một cuộc đua dài hơi, không phải canh bạc lướt sóng, cho nên cần cân nhắc “chọn mặt gửi vàng” để có thể đảm bảo an toàn.