Đất nông nghiệp trong khu quy hoạch treo - Dân chịu thiệt

Để phát triển đô thị, cần phải quy hoạch căn cơ. Tuy nhiên, việc quy hoạch rồi… để đó đã khiến quyền lợi hợp pháp của người dân về nhà đất trong nhiều khu quy hoạch bị treo suốt nhiều năm. Thời gian gần đây, TPHCM đã có những biện pháp tháo gỡ cho việc xây dựng, sửa chữa nhà trong những khu quy hoạch treo và xóa quy hoạch đối với những trường hợp không khả thi. Thế nhưng đất nông nghiệp trong khu quy hoạch treo vẫn chưa được xem xét.

Để phát triển đô thị, cần phải quy hoạch căn cơ. Tuy nhiên, việc quy hoạch rồi… để đó đã khiến quyền lợi hợp pháp của người dân về nhà đất trong nhiều khu quy hoạch bị treo suốt nhiều năm. Thời gian gần đây, TPHCM đã có những biện pháp tháo gỡ cho việc xây dựng, sửa chữa nhà trong những khu quy hoạch treo và xóa quy hoạch đối với những trường hợp không khả thi. Thế nhưng đất nông nghiệp trong khu quy hoạch treo vẫn chưa được xem xét.

Chỉ lợi cho chủ đầu tư

Thẩm quyền xác lập hay thay đổi, xóa bỏ quy hoạch thuộc về nhà nước chứ không phải những người sống trong vùng quy hoạch; do vậy, việc thay đổi mục đích sử dụng đất, sang tên đổi chủ sử dụng đất trong khu quy hoạch không thể làm thay đổi quy hoạch hay phá vỡ quy hoạch. Việc cần phải giữ nguyên trạng mục đích sử dụng đất và chủ sử dụng đất để đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch chỉ đúng với trường hợp đất đai có quyền sử dụng thuộc về nhà nước, cụ thể như Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Chính vì thế, với lý do để đảm bảo quy hoạch nên phải treo quyền lợi của người dân như thời gian qua là không hợp lý.

Suốt hơn 20 năm nay, cả trăm hécta đất nông nghiệp tại khu quy hoạch Bình Quới - Thanh Đa (phường 28, Bình Thạnh, TPHCM) vẫn bị bỏ hoang cho cây dại mọc.

Thực tế cho thấy việc treo quyền của người dân không phải để đảm bảo quy hoạch, mà chỉ có lợi cho chủ đầu tư khi thực hiện dự án quy hoạch. 20 năm sau, thậm chí 40 năm sau, khi triển khai đền bù, xây dựng dự án thì đất đai của người dân trong khu quy hoạch treo vẫn còn là đất nông nghiệp, tất cả các nhà ở, nhà kho được xây dựng sau khi có quy hoạch đều là xây dựng trái phép hoặc đã phải cam kết tự tháo dỡ không được bồi thường khi giải tỏa.

Ông Nguyễn Viết Tạo, Tổng giám đốc Công ty N.V.T., một doanh nhân ngành xây dựng, kinh doanh địa ốc, cũng nhìn nhận: Việc treo quyền của người dân trong các khu quy hoạch chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Cái lợi chỉ dành riêng cho doanh nghiệp, còn thiệt hại cho người dân và xã hội rất lớn. Đó là quyền hợp pháp của rất nhiều hộ dân bị tước đoạt, hàng ngàn hécta đất nông nghiệp là tài sản rất lớn của xã hội bị bỏ hoang suốt nhiều năm.

Theo quy định pháp luật, các quyền cầm cố, cho tặng, mua bán chỉ không còn khi chủ sử dụng đất nhượng cho đối tượng khác hoặc nhà nước thu hồi đất. Thế nhưng, thực tế chỉ bằng quyết định phê duyệt quy hoạch, quyền cơ bản của người dân về nhà đất bị tước mất. Quy hoạch treo đã dẫn đến nhiều hệ lụy, khốn khổ cho người dân trong vùng quy hoạch, như vẫn phải nộp thuế đất nông nghiệp khi đất đai không còn có thể canh tác; cũng không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở, kho bãi. Đất nông nghiệp trong vùng đô thị hóa là một thứ tài sản có giá trị rất lớn nhưng lại bị lãng phí.

Đất bị bỏ hoang

Mới đây, trước nhu cầu bức thiết của người dân về nhà ở, chính quyền TPHCM đã cho phép xây dựng nhà tạm trong các khu quy hoạch treo, nhưng với điều kiện xây dựng trên đất ở và phải tự giải tỏa không đền bù. Còn người dân có đất nông nghiệp trong các khu quy hoạch treo vẫn tiếp tục bị bỏ quên.

Bà Trần Thị Vết ở phường Long Bình, quận 9, than: “Từ khi khu vườn bị nằm trong quy hoạch chỉnh trang đô thị, gia đình tôi rơi vào cảnh có đất mà như không. Nửa khu vườn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do đất đã nằm trong quy hoạch nên không thể thế chấp ngân hàng. Nửa khu vườn còn lại, chính quyền địa phương không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì chờ giải tỏa”.

Nhiều người dân ở Long Bình cho biết thêm: Đây vốn là xã vùng xa của huyện Thủ Đức, từ ngày xã được đổi thành phường, nhà cửa, ruộng vườn của người dân đều bị đưa vào quy hoạch làm khu đô thị mới, trường học, bệnh viện, đường giao thông, khu công viên cây xanh… Những công trình đó vẫn còn nằm mãi trên giấy, chưa thấy đâu, trong khi ruộng vườn của người dân bị đưa vào quy hoạch phải bỏ hoang hóa từ đó. Không riêng quận 9, mà ở các quận ven như quận 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân cũng có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị rơi vào cảnh tương tự.

Với sức hút của một thành phố lớn, người dân các tỉnh đổ về TPHCM làm ăn ngày một đông, kéo theo nhu cầu về nhà ở rất lớn. Do vậy, ở các quận ven như quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân – những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh – đã hình thành nhiều khu dân cư tự phát theo kiểu phân lô bán nền, xây dựng không phép, không có quy hoạch. Người dân xây dựng không theo quy hoạch, thiếu cơ sở hạ tầng, khiến bộ mặt đô thị ở các khu dân cư tự phát này rất nhếch nhác, lộn xộn. Đây cũng là mảnh đất màu mỡ cho những cán bộ thoái hóa biến chất kiếm chác.

Nhiều cán bộ chính quyền địa phương, thanh tra xây dựng đã bị kỷ luật, đưa ra tòa vì thiếu trách nhiệm trong quản lý, nhận tiền để làm lơ cho người dân xây dựng không phép.

Suốt hơn 15 năm nay, có cả ngàn hécta đất nông nghiệp trong các khu quy hoạch treo tại các quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh… bị bỏ hoang, lãng phí. Việc lập quy hoạch và phát triển đô thị theo quy hoạch là cần thiết, nhưng không thể vì lợi ích của những nhà đầu tư mà treo quyền lợi chính đáng của người dân, nên xem xét trả lại đầy đủ các quyền của người sử dụng đất trong các khu quy hoạch treo.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24