Theo đó, tổng quy mô sử dụng đất của 28 dự án là 3.649,36ha, trong đó 1.722,99ha là đất trồng lúa.
Danh sách 28 dự án được sắp theo thứ tự giảm dần diện tích đất trồng lúa như sau:
1. Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 3 (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 392,89ha, trong đó 299,64ha đất lúa).
2. Khu cảng hạ lưu Hiệp Phước (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 384,71ha, trong đó 268,13ha đất lúa).
3. Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (tại phường 28, quận Bình Thạnh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco; diện tích 426,93ha, trong đó 167,85ha đất lúa).
4. Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng khu vành đai cây xanh cách ly (tại các xã Đa Phước - Phong Phú, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Ban Quản lý Khu liên hợp xử lý chất thải TP; diện tích 268,79ha, trong đó 159,71ha đất lúa).
5. Khu đô thị Đại học Quốc tế (tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn; chủ đầu tư là Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam; diện tích 880ha, trong đó 100,81ha đất lúa).
Lúa xanh tại Khu đô thị Đại học Quốc tế
6. Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2; chủ đầu tư là Công ty CP Thạnh Mỹ Lợi; diện tích 136,01ha, trong đó 84,59ha đất lúa).
7. Khu dân cư Bắc Phước Kiển (tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai; diện tích 91,69ha, trong đó 60,3ha đất lúa).
8. Khu dân cư Hoàn Cầu (tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi; đang lựa chọn chủ đầu tư; diện tích 67ha, trong đó 48ha đất lúa).
10. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vành đai cây xanh cách ly (giai đoạn 2) (tại xã Thái Mỹ, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi; chủ đầu tư là Ban quản lý Khu liên hợp xử lý chất thải TP; diện tích 197,19ha, trong đó 45,37ha đất lúa).
11. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất tại xã Phước Lộc để thanh toán Hợp đồng BT Cầu Cần Giờ (tại xã Nhơn Đức và xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM; diện tích 89,61ha, trong đó 44ha đất lúa).
12. Khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật (tại Thạnh Mỹ Lợi, quận 2; đang kêu gọi chủ đầu tư; diện tích 80,09ha, trong đó 43,53ha đất lúa).
13. Khu dân cư Khu E (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 61,03ha, trong đó 30ha đất lúa).
14. Khu dân cư Khu E (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 61,03ha, trong đó 30ha đất lúa).
Theo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã được Quốc hội thông qua, về quản lý đất đai, Hội đồng nhân dân TP.HCM được quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
15. Dự án xây dựng bến thủy nội địa và trồng cây xanh cách ly (tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam - VWS; diện tích 39,6ha, trong đó 29,2ha đất lúa).
16. Khu công viên đa năng Park City (tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty CP Park City; diện tích 49,47ha, trong đó 28,81ha đất lúa).
17. Dự án Khu dân cư Phong Phú tại Khu chức năng số 15 - Đô thị mới Nam TP (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hiệp Quế; diện tích 34,5ha, trong đó 25,41ha đất lúa).
18. Quỹ đất BT dự án cầu đường Bình Tiên (tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP HCM; diện tích 22,8ha, trong đó 100% là đất lúa).
19. Khu dân cư Hiệp Phước 2 thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước (tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC; diện tích 29,4ha, trong đó 22,47ha đất lúa).
20. Trường Đại học Công nghiệp TP HCM (tại Tân Chánh Hiệp, quận 12; chủ đầu tư là Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; diện tích 25,97ha, trong đó 21,58ha đất lúa).
21. Khu nhà ở cán bộ, chiến sỹ Bộ Công an (nhà ở xã hội) (tại Bình Trưng Đông, Cát Lái, quận 2; chủ đầu tư là Công ty CP Kinh doanh địa ốc Him Lam; diện tích 26,44ha, trong đó 20,58ha đất lúa).
22. Depot tuyến số 5 Đa Phước (tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Bình Chánh; diện tích 31,68ha, trong đó 20ha đất lúa).
23. Khu dân cư tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển Nam Sài Gòn; diện tích 17,15ha, trong đó 14,78ha đất lúa).
24. Bến xe Miền Tây (thuộc một phần khu E do Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC làm chủ đầu tư dự án bồi thường) (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; chủ đầu tư là Tổng Công ty Cơ khí giao thông Sài Gòn TNHH MTV; diện tích 20ha, trong đó 11,38ha đất lúa).
27. Khu công viên, thể dục thể thao - khu số 19 (tại xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh; đang lựa chọn chủ đầu tư; diện tích 14,2ha, trong đó 11ha đất lúa).
28. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất tại xã Nhơn Đức để thanh toán Hợp đồng BT Cầu Cần Giờ (tại xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè; chủ đầu tư là Trung tâm phát triển quỹ đất TP HCM; diện tích 20,24ha, trong đó 10,73ha đất lúa).
"Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho thành phố chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, dịch vụ. Nếu đem đấu giá 26.000 ha đất này sẽ thu về 1,5 triệu tỉ đồng. Đây là nguồn lực to lớn, tạo nguồn vốn cho thành phố phát triển". Phát biểu của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tại kỳ họp thứ 9 của HĐND TP.HCM khóa IX |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: