Đã có quy định gỗ hợp pháp, gỗ Việt "thẳng tiến" vào EU

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam. Cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực (từ 1/8/2020), đây sẽ là yếu tố kết hợp giúp tăng tốc xuất khẩu gỗ vào thị trường EU thời gian tới.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam. Cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực (từ 1/8/2020), đây sẽ là yếu tố kết hợp giúp tăng tốc xuất khẩu gỗ vào thị trường EU thời gian tới.

Ngành lâm sản tự tin cả năm nay xuất khẩu sẽ đạt trên 12 tỷ USD. Ảnh: N.Thanh.

Cấp phép FLEGT vào cuối 2021

Hiệp định đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) có hiệu lực từ ngày 1/6/2019.

Tuy nhiên, quan trọng nhất trong thực thi Hiệp định này là nội luật hóa các quy định. Việt Nam đã đề nghị không áp dụng trực tiếp Hiệp định mà thông qua việc ban hành bổ sung Nghị định quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS), tập trung vào các nội dung như: Kiểm soát gỗ nhập khẩu, hệ thống phân loại tổ chức/doanh nghiệp, xác minh xuất khẩu, đánh giá tính sẵn sàng của hệ thống VNTLAS, cấp phép FLEGT cho thị trường EU.

Điểm đáng mừng là sau quá trình nỗ lực xây dựng, ngày 1/9/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định đảm bảo hệ thống gỗ hợp pháp Việt Nam với những quy định rất cụ thể.

Có thể khẳng định, việc ban hành Nghị định là một trong những bước nội luật hóa quan trọng các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT.

Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) cho biết, sau khi Nghị định có hiệu lực, vấn đề quản lý gỗ nhập khẩu phải áp dụng luôn theo quy định trong Nghị định, trong khi đó 6 tháng sau mới có thể tiến hành phân loại doanh nghiệp.

“Đến đầu năm 2021, Việt Nam có thể vận hành được hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Kinh nghiệm cho thấy đến khoảng cuối năm 2021, đầu năm 2022 sẽ có giấy phép FLEGT đầu tiên được cấp”, bà Vân nói.

Tăng lực xuất khẩu gỗ vào EU

Theo tìm hiểu của phóng viên, nội dung chính của Hiệp định VPA/FLEGT là Việt Nam cam kết xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam phù hợp với đặc điểm chuỗi cung của Việt Nam và quy định của EU để xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU.

Các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có giấy phép FLEGT sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy định khi xuất khẩu vào EU.

Điều này có nghĩa là giấy phép FLEGT sẽ thay thế hàng loạt giấy tờ mà hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phải nộp cho nhà nhập khẩu EU để chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, việc ban hành Nghị định 102/2020/NĐ-CP là một trong những bước nội luật hóa quan trọng các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT; kết hợp với Hiệp định EVFTA sẽ là lực đẩy giúp xuất khẩu gỗ sang EU tăng tốc hơn nữa.

“Thị trường EU rất coi trọng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, tính minh bạch và thân thiện môi trường của sản phẩm. Thực thi VPA/FLEGT đòi hỏi Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc gỗ hợp pháp, cộng với cơ hội từ EVFTA mang lại do ưu đãi thuế quan, tôi tin ngành gỗ sẽ có triển vọng hơn ở thị trường EU”, ông Điển nhấn mạnh.

Từ góc độ đại diện cho doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phân tích, những năm gần đây xuất khẩu gỗ sang thị trường EU khoảng 1-1,2 tỷ USD/năm. Đây là thị trường rất quan trọng vì bao gồm liên minh các nước khá “khó tính”.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU sản phẩm đồ gỗ tinh chế nội thất, ngoại thất có giá trị gia tăng cao. Với Hiệp định VPA/FLEGT, dù xuất khẩu sản phẩm gỗ sang EU không thể gia tăng đột biến nhưng hoàn toàn có thể kỳ vọng trị giá sẽ tăng lên, thu về nhiều kết quả.

“Đáng chú ý, ngoài câu chuyện tác động đến xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU thì việc ký kết và thực thi Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam nâng cao uy tín, chiếm được lòng tin tại các thị trường khác như Mỹ, Nhận Bản”, ông Hoài nói.

Ông Phạm Văn Điển chia sẻ thêm, thời gian tới Tổng cục Lâm nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường quốc tế, khu vực; sử dụng nguyên liệu hợp pháp.

Các doanh nghiệp cũng nên ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, phấn đấu đưa trị giá xuất khẩu lâm sản đạt 12,5 tỷ USD trong năm 2020 và đạt 20 tỷ USD vào năm 2025...

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, trị giá xuất khẩu lâm sản đạt 7,83 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 29,9 % trị giá xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,32 tỷ USD, tăng 9,6%; lâm sản ngoài gỗ đạt 511 triệu USD, tăng 21,6%.

8 tháng năm 2020, thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản chủ yếu của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với tổng trị giá xuất khẩu 7 tỷ USD, chiếm 89,5% trị giá xuất khẩu lâm sản của Việt Nam.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24